Danh mục

Đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.77 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi mặt nền kinh tế, đã cho thấy một số nội dung chính sách tiền lương hiện hành chưa đáp ứng, theo kịp thực tiễn. Thời gian tới, để có thể theo kịp bối cảnh mới, cần nhìn nhận lại những ưu nhược điểm của chính sách tiền lương hiện hành, đồng thời phải đổi mới đồng bộ bằng nhiều giải pháp cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Bùi Quốc Anh1- TS. Bùi Sỹ Tuấn 2 Tóm tắt: Chính sách tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước, giúp Nhà nước điều tiết thị trường lao động, điều tiết thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các vùng, ngành nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta qua ba mốc đổi mới chính sách tiền lương năm 1985; năm 1993; từ năm 2004 đến nay) đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi mặt nền kinh tế, đã cho thấy một số nội dung chính sách tiền lương hiện hành chưa đáp ứng, theo kịp thực tiễn. Thời gian tới, để có thể theo kịp bối cảnh mới, cần nhìn nhận lại những ưu nhược điểm của chính sách tiền lương hiện hành, đồng thời phải đổi mới đồng bộ bằng nhiều giải pháp cụ thể. Từ khóa: chính sách tiền lương; hội nhập quốc tế; cách mạng 4.0 Abstract: Wage policy is one of the important management measures of the State, helping to regulate the labour market and income between different types of enterprises, between regions and sectors to contribute to stabilize the macro economy and the social protection. After more than 20 years of Doi Moi, Vietnam witnessed three milestones of wage policy reform in 1985, 1993 and 2004, that have achieved certain results. However, the current trend of international integration and the 4th Industrial Revolution has affected all aspects of the economy and shown that some contents of the current wage policy have not met the practical requirements. In the coming time, to keep up with the new trend, it is necessary to review the advantages and disadvantages of the current wage policy, and at the same time, the renewal of the wage policy should be conducted synchronously with specific solutions. Keywords: wage policy; international integration; 4th industrial revolution. 1. NỘI DUNG Chính sách tiền lương ở Việt Nam được xét trên 03 nội dung: tiền lương tối thiểu, thang lương, bảng lương và phân phối tiền lương. Chính sách tiền lương được phân loại theo khu vực tác động, gồm: khu vực hành chính, sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh. Trong bài viết này tác giả đề cập đến chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương. 1 Phó chánh Văn phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2 PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 555 1. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM Tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh thực hiện theo cơ chế thị trường dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật. Nhà nước quản lý tiền lương thông qua chính sách về mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, đối với doanh 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp cổ phần nhà nước chiếm cổ phần chi phối 51% trở lên, nhà nước có chính sách tiền lương riêng - với vai trò quản lý vốn sở hữu Nhà nước. 1.1. Về tiền lương tối thiểu Trước tháng 10/2011, mức lương tối thiểu vùng (4 vùng) trong đó phân biệt các mức lương tối thiểu theo doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo công bằng, cạnh tranh trong lộ trình đổi mới chính sách tiền lương, từ ngày 01/10/20111 mức lương tối thiểu quy định theo 4 vùng đã thống nhất chung đối với các loại hình doanh nghiệp (không còn phân biệt theo doanh nghiệp FDI). Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định2 về việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia. Năm 2015 sau ba phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chính thức đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng từ 250.000 đồng - 400.000 đồng, bình quân tăng 12,4% so với năm 2015; năm 2017 mức tăng bình quân 7,3%; năm 2018 mức tăng bình quân là 6,5%; năm 2019 mức tăng bình quân 5,3%. Bảng 1: Tiền lương tối thiểu vùng, 2009-2019 Đơn vị: nghìn đồng/người/tháng 2009 2010 2011 2019 10/2011 Trong Trong Trong 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Vùng FDI FDI FDI -2012 nước nước nước I 800 1200 980 1340 1350 1550 2000 2350 2700 3100 3500 3750 3980 4180 II 740 1080 880 1190 1200 1350 1780 2100 2400 2750 3100 3320 3530 3710 III 690 950 810 1040 1050 1170 1550 1800 2100 2400 2700 2900 3090 3520 IV 650 920 730 1000 830 1100 1400 1650 1900 2150 2400 2580 2760 2920 Nguồn: Thống kê mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ Có thể thấy những tiến bộ trong chính sách tiền lương tối thiểu như sau: Thứ nhất, tiền lương tối thiểu được luật hóa tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, bảo vệ người lao động yếu thế (lao động phổ thông, trình độ thấp, lao động nữ, lao động tàn tật, v.v. ) phù hợp với Công ước 1313 và Khuyến nghị 135 của ILO4. 1 Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: