Danh mục

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm chuẩn bị cho thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhiệm vụ đặt ra cho các trường sư phạm là đổi mới chương trình đào tạo và chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Bài viết tập trung vào nội dung đổi mới chương trình đào tạo cử nhân sư phạm hệ cao đẳng ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định theo định hướng dạy học phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam ĐịnhKỷ yếu hội thảo khoa học 305 ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH Ths. Lê Văn Thắng Trường CĐSP Nam Định Tóm tắt: Mặc dù việc tuyển sinh cao đẳng sư phạm hiện nay gặp rất nhiều khókhăn, nhưng đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là một trongnhững yêu cầu bắt buộc của mỗi cơ sở đào tạo. Nhằm chuẩn bị cho thực hiện chươngtrình, sách giáo khoa mới, nhiệm vụ đặt ra cho các trường sư phạm là đổi mới chươngtrình đào tạo và chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Bài viết tập trung vào nộidung đổi mới chương trình đào tạo cử nhân sư phạm hệ cao đẳng ở trường Cao đẳngSư phạm Nam Định theo định hướng dạy học phát triển năng lực và phẩm chất ngườihọc. Từ khóa: chương trình đào tạo; cao đẳng sư phạm; chất lượng đào tạo. 1. Mở đầu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến nhiều cơ hội và thách thức đốivới giáo dục và công tác đào tạo giáo viên. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặt ra yêu cầu về nângcao chất lượng đào tạo giáo viên nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Côngcuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo với giải pháp đổi mới chươngtrình sách giáo khoa ở phổ thông theo hướng tiếp cận mục tiêu là phát triển năng lựcvà phẩm chất người học cũng đặt ra yêu cầu đổi mới công tác đào tạo ở các cơ sở đàotạo giáo viên. Tuy nhiên, hình như việc đào tạo giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêucầu của đổi mới giáo dục. Tình trạng dạy những chương trình đã có, ít chỉnh sửa, cậpnhật, thậm chí chương trình được xây dựng trên cơ sở đội ngũ giảng viên có sẵn sẽđưa đến kết quả là sinh viên ra trường khó có thể bắt kịp được những đổi mới ở phổthông. Đã có những nghiên cứu, hội thảo về giải pháp đổi mới công tác đào tạo giáoviên nhưng dường như lĩnh vực này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Nhằmđáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông, và nâng cao chấtlượng đào tạo giáo viên, mỗi trường sư phạm cần thực hiện hệ thống tổng thể các giảipháp đổi mới, trong đó đổi mới chương trình đào tạo (CTĐT) có thể nói là giải phápquan trọng nhất. Từ thực tế đánh giá chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo ởtrường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, bài viết tập trung phân tích và gợi ý giải phápđổi mới quy trình phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triểnnăng lực. 2. Nội dung 2.1. Một số quan niệm về quy trình xây dựng chương trình đào tạo Xây dựng CTĐT luôn là yêu cầu bắt buộc và cấp thiết đối với các trường đại học, caođẳng. Mỗi cơ sở đào tạo này, tùy theo quan điểm đào tạo của mình mà có định hướngxây dựng chương trình riêng, từ đó cũng xác định quy trình xây dựng CTĐT khác nhau.306 Kỷ yếu hội thảo khoa học Ở Việt Nam, trước thời điểm Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực, việc xây dựngchương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung. Luật Giáo dụcnăm 1998, Điều 36, mục c quy định “Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trìnhkhung gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gianđào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên ngành; giữa lý thuyết với thực hành, thựctập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chươngtrình giáo dục của trường mình”; Luật Giáo dục năm 2005, Điều 41, khoản 1 có nêu:“Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáodục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từngngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dungcác môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữalý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng,trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình.” Với các quy địnhnhư vậy, các cơ sở đào tạo khi xây dựng CTĐT của mình đều dựa vào chương trìnhkhung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong bộ tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học,cao đẳng luôn có tiêu chí về xây dựng chương trình. Trong đó, yêu cầu chương trìnhcủa các cơ sở giáo dục phải dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành. Từ năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung của nhiềungành. Trong đó có liệt kê các học phần bắt buộc và tự chọn với tỉ lệ khoảng 60% lànhững học phấn bắt buộc. Phần tự chọn là dành cho các trường quyết định để đảmbảo đủ khối lượng chương trình theo yêu cầu. Với quy định như vậy, quy trình xâydựng chương trình của các cơ sở đào tạo đơn giản hơn, CTĐT một ngành ở các cơ sởđào tạo ít có sự khác biệt, công tác kiểm tra, giám sát đào tạo của các cơ quan quản lýthuận lợi hơn. Bộ Giáo dục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: