Danh mục

Đổi mới công tác tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quan hệ quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.29 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) tới công tác tuyển dụng ở các doanh nghiệp. Từ việc phân tích thực trạng hoạt động tuyển dụng (về nội dung, phương pháp, công cụ quản lý...) ở các doanh nghiệp, bài viết chỉ ra những khó khăn và thách thức đối với công tác tuyển dụng khi cuộc CMCN 4.0 diễn ra. Và gợi ý một số giải pháp để đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0 đặt ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới công tác tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quan hệ quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC Ở DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ThS. Đinh Thị Tâm - ThS. Lê Thúy Hà1 Tóm tắt: Bài viết trình bày những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) tới công tác tuyển dụng ở các doanh nghiệp. Từ việc phân tích thực trạng hoạt động tuyển dụng (về nội dung, phương pháp,công cụ quản lý...) ở các doanh nghiệp, bài viết chỉ ra những khó khăn và thách thức đối với công tác tuyển dụng khi cuộc CMCN 4.0 diễn ra. Và gợi ý một số giải pháp để đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0 đặt ra. Từ khóa: Tuyển dụng, ứng viên, CMCN 4.0, phần mềm tuyển dụng. Abstract: The paper presents the effects of the 4th industrial revolution (CMCN 4.0) on employment in businesses. From the analysis of the current status of recruitment activities (in terms of content, methods, management tools ...) in enterprises, the article points out the difficulties and challenges of recruitment work when the public service 4.0 takes place. And suggest some solutions to meet the requirements of CMCN 4.0. Keywords: Recruitment; candidate; recruitment specialist; CMCN 4.0; Base E-hiring. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối Internet. Có nghĩa là máy móc và các phương tiện công nghệ hiện đại dần thay thế sức lao động của con người. Và những người làm trong ngành nhân sự, cụ thể hơn là những người làm công tác tuyển dụng thì cuộc CMCN 4.0 có tác động như thế nào? Trong thời kỳ CMCN 4.0, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm ứng viên dễ dàng hơn do thông tin cá nhân được đưa lên trên mạng xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, qua mạng xã hội, nhà tuyển dụng đã có kết nối với các ứng viên tiềm năng trước khi có nhu cầu tuyển dụng. Công nghệ cũng giúp họ có thể ứng dụng các phần mềm để quảng bá nhu cầu tuyển dụng của mình với ứng viên, chỉ ra được hoặc làm nổi bật những chủ đề nội dung mà ứng viên quan tâm. Hiện nay, tỷ lệ nghỉ việc hằng năm đang là mối lo ngại lớn cho các công ty lớn. Nguyên nhân rất đa dạng, ví dụ như trào lưu muốn làm chủ và làm việc cho các công ty nhỏ, năng động thay vì làm việc ở công ty lớn. Sự cạnh tranh về mức thu nhập đối với ngành nghề “hot” dẫn tới bỏ việc. Sự thay đổi về môi trường làm việc, ví dụ từ trực tiếp sang trực tuyến cho phép người lao động 1 Khoa Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội. PHẦN 1. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP 141 muốn làm việc bất cứ chỗ nào hoặc bất cứ lúc nào hoặc làm việc cho nhiều công ty một lúc và điều này các doanh nghiệp lớn, truyền thống không muốn. Do đó thách thức đặt ra với nhà tuyển dụng là rất lớn. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với nhận thức của ứng viên về thương hiệu doanh nghiệp đã tạo ra nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng. Điều này là xu thế của thời đại, vậy làm thế nào để tồn tại và phát triển cùng công nghệ? Nhà tuyển dụng cần có những thay đổi nhất định để nâng cao hiệu quả tuyển dụng nếu muốn tìm kiếm các nhân tài. Đây chính là những nội dung tiếp theo của bài viết. 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VỚI NGÀNH NHÂN SỰ Lịch sử loài người đã trải qua 4 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ. Trong bối cảnh phát triển của thế giới, ngành nhân sự cũng có những bước phát triển theo 4 giai đoạn tương ứng với 4 cuộc cách mạng công nghiệp như sau1: - Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và nước. Tương ứng với cuộc cách mạng này, ngành nhân sự lúc này phát triển hoàn toàn thủ công thông qua những giấy tờ, văn bản. Ngành nhân sự ở Việt Nam giai đoạn này chỉ chủ yếu thực hiện tính toán lương bổng, các chế độ phúc lợi cho người lao động. - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai: đặc trưng của cuộc cách mạng này là động cơ điện và dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt. Ngành nhân sự dưới cuộc cách mạng này bắt đầu làm quen với việc sử dụng công nghệ để quản lý dễ dàng hơn. Các nhà quản lý nhân sự được nâng cao các kỹ năng cơ bản cho công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực. - Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XX với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet. Lúc này những người làm trong ngành nhân sự có thể sử dụng mạng Internet phổ biến phục vụ cho các hoạt động tuyển dụng, quảng cáo. Tuy nhiên chúng chưa thực sự được khai thác hết các tính năng cần thiết. Ngành nhân sự bắt đầu chú trọng tới đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân sự. - Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư: các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo. Giai đoạn này Internet thực sự bùng nổ, máy móc hiện đại hỗ trợ công tác quản lý nhân sự linh hoạt hơn. Công nghệ giúp việc tuyển dụng và quản lý nhân sự dễ dàng và tiện lợi hơn. Tư duy nhà tuyển dụng dần thay đổi theo hướng chú trọng thương hiệu tuyển dụng thông qua năng lực quản lý và văn hóa doanh nghiệp. Như vậy, nhờ sự phát triển của các cuộc cách mạng mà ngành nhân sự cũng như các ngành nghề khác dễ dàng hơn trong thực hiện các nhiệm vụ. Công nghệ phát triển mở ra những tiện ích mới cho các doanh nghiệp như cũng đặt ra không ít những thách thức. Các hoạt động quản trị nhân sự cần phải được thay đổi để thích ứng với điều kiện mới, trong số đó phải kể đến công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: