Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 862.98 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến vấn đề chung nhất của nền giáo dục 4.0 tác động đến các xu hướng học tập của sinh viên trong nền giáo dục 4.0; sự thay đổi của môi trường giáo dục và yêu cầu của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đề xuất đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ việc chuyển đổi mô hình đào tạo; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra sinh viên tốt nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo, cũng như công tác đầu tư nguồn lực và vật lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0032 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 146-154 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong vài năm trở lại đây tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,… trong đó có giáo dục. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến giáo dục, làm thay đổi mục tiêu giáo dục, đặt ra cho giáo dục phải làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. Trong đó có một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng phải đổi mới mô hình đào tạo để tạo ra thế hệ giáo viên 4.0 đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Bài báo đề cập đến vấn đề chung nhất của nền giáo dục 4.0 tác động đến các xu hướng học tập của sinh viên trong nền giáo dục 4.0; sự thay đổi của môi trường giáo dục và yêu cầu của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đề xuất đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ việc chuyển đổi mô hình đào tạo; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra sinh viên tốt nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo, cũng như công tác đầu tư nguồn lực và vật lực. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo giáo viên, mô hình đào tạo, chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra. 1. Mở đầu Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, cùng với đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và đã tác động đến các quốc gia, đến các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo [1, 4]. Một trong những yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cải thiện nguồn lực con người để đáp ứng các yêu cầu liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới với những tố chất và năng lực khác hoàn toàn so với cuộc cách mạng công nghiệp các lần trước. Điều này đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của công dân thế kỉ XXI [1]. Giáo dục 4.0 là một hệ quả từ nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi con người và công nghệ được liên kết để giúp tạo ra các khả năng mới [4]. Mục tiêu giáo dục Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019. Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương. Địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 146 Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng… 4.0 là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, công nghiệp 4.0 với các ưu tiên về các năng lực và phẩm chất như năng lực sáng tạo, sáng nghiệp, công dân kĩ thuật số, các năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ thực ảo, làm việc trong môi trường thực ảo, công dân toàn cầu, năng lực tự học, hợp tác và xúc cảm xã hội. Giáo dục 4.0 đòi hỏi có các chương trình mở, thích ứng nhanh chóng với các nhu cầu mới của thị trường lao động và việc làm, chương trình học cho phép người học học trên các thiết bị di động, lưu trữ và truy cập từ mọi nơi trên các phần mềm điện toán đám mây, học bằng các trò chơi để hấp dẫn người học. Các nhà giáo dục và lãnh đạo giáo dục nhấn mạnh một trong những thay đổi quan trọng của giáo dục 4.0 là dạy học tích hợp liên môn - kết hợp các chuyên ngành, môn học để giúp học sinh phát triển năng lực kết nối các lĩnh vực; cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực ngành nghề mới; đào tạo và nuôi dưỡng tài năng [5, 7, 9, 10]. Chính những vấn đề này đặt ra cho các trường ĐHSP những thách thức về đổi mới công tác đào tạo giáo viên để sau khi tốt nghiệp ra trường, giáo viên có thể đảm đương được trách nhiệm giáo dục và dạy học học sinh để có thể học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động với những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực 4.0. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các giai đoạn phát triển khác nhau của giáo dục dưới sự ảnh hưởng của các cuộc cách mạng - Giáo dục 1.0: Muốn học phải đến trường. Ở giai đoạn này, việc học của người học và việc dạy của giáo viên theo lối truyền thu một chiều. Giáo viên đọc/giảng và người học chủ yếu là ghi chép; tài liệu học tập của người học chủ yếu từ bài chép và sách giáo khoa mà rất ít có các nguồn tư liệu khác. - Giáo dục 2.0: Được đánh dấu bởi việc dùng mạng Ở giai đoạn này, mạng internet mở rộng không gian đào tạo qua trực tuyến giúp cho việc dạy và học có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên tăng cường việc sử dụng các công nghệ cũng như tài liệu giảng dạy có trên mạng. Việc sử dụng thông tin trên mạng đã giúp bổ sung tài liệu học tập từ giáo viên và sách giáo khoa trở nên bình thường. Việc học đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0032 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 146-154 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong vài năm trở lại đây tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,… trong đó có giáo dục. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến giáo dục, làm thay đổi mục tiêu giáo dục, đặt ra cho giáo dục phải làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. Trong đó có một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng phải đổi mới mô hình đào tạo để tạo ra thế hệ giáo viên 4.0 đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Bài báo đề cập đến vấn đề chung nhất của nền giáo dục 4.0 tác động đến các xu hướng học tập của sinh viên trong nền giáo dục 4.0; sự thay đổi của môi trường giáo dục và yêu cầu của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đề xuất đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ việc chuyển đổi mô hình đào tạo; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra sinh viên tốt nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo, cũng như công tác đầu tư nguồn lực và vật lực. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo giáo viên, mô hình đào tạo, chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra. 1. Mở đầu Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, cùng với đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và đã tác động đến các quốc gia, đến các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo [1, 4]. Một trong những yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cải thiện nguồn lực con người để đáp ứng các yêu cầu liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới với những tố chất và năng lực khác hoàn toàn so với cuộc cách mạng công nghiệp các lần trước. Điều này đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của công dân thế kỉ XXI [1]. Giáo dục 4.0 là một hệ quả từ nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi con người và công nghệ được liên kết để giúp tạo ra các khả năng mới [4]. Mục tiêu giáo dục Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019. Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương. Địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 146 Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng… 4.0 là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, công nghiệp 4.0 với các ưu tiên về các năng lực và phẩm chất như năng lực sáng tạo, sáng nghiệp, công dân kĩ thuật số, các năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ thực ảo, làm việc trong môi trường thực ảo, công dân toàn cầu, năng lực tự học, hợp tác và xúc cảm xã hội. Giáo dục 4.0 đòi hỏi có các chương trình mở, thích ứng nhanh chóng với các nhu cầu mới của thị trường lao động và việc làm, chương trình học cho phép người học học trên các thiết bị di động, lưu trữ và truy cập từ mọi nơi trên các phần mềm điện toán đám mây, học bằng các trò chơi để hấp dẫn người học. Các nhà giáo dục và lãnh đạo giáo dục nhấn mạnh một trong những thay đổi quan trọng của giáo dục 4.0 là dạy học tích hợp liên môn - kết hợp các chuyên ngành, môn học để giúp học sinh phát triển năng lực kết nối các lĩnh vực; cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực ngành nghề mới; đào tạo và nuôi dưỡng tài năng [5, 7, 9, 10]. Chính những vấn đề này đặt ra cho các trường ĐHSP những thách thức về đổi mới công tác đào tạo giáo viên để sau khi tốt nghiệp ra trường, giáo viên có thể đảm đương được trách nhiệm giáo dục và dạy học học sinh để có thể học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động với những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực 4.0. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các giai đoạn phát triển khác nhau của giáo dục dưới sự ảnh hưởng của các cuộc cách mạng - Giáo dục 1.0: Muốn học phải đến trường. Ở giai đoạn này, việc học của người học và việc dạy của giáo viên theo lối truyền thu một chiều. Giáo viên đọc/giảng và người học chủ yếu là ghi chép; tài liệu học tập của người học chủ yếu từ bài chép và sách giáo khoa mà rất ít có các nguồn tư liệu khác. - Giáo dục 2.0: Được đánh dấu bởi việc dùng mạng Ở giai đoạn này, mạng internet mở rộng không gian đào tạo qua trực tuyến giúp cho việc dạy và học có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên tăng cường việc sử dụng các công nghệ cũng như tài liệu giảng dạy có trên mạng. Việc sử dụng thông tin trên mạng đã giúp bổ sung tài liệu học tập từ giáo viên và sách giáo khoa trở nên bình thường. Việc học đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Đào tạo giáo viên Mô hình đào tạo giáo viên Tổ chức quá trình đào tạo Công tác đầu tư nguồn lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 414 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 299 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 288 0 0 -
7 trang 276 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 204 0 0 -
6 trang 204 0 0
-
12 trang 193 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 187 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 184 2 0