Danh mục

Đổi mới đào tạo kế toán - kinh nghiệm Hoa Kỳ và các đề xuất cho Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.15 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đổi mới đào tạo kế toán - kinh nghiệm Hoa Kỳ và các đề xuất cho Việt Nam" phân tích tiến trình đổi mới đào tạo kế toán tại Hoa Kỳ, đánh giá những hạn chế của hệ thống đào tạo kế toán Việt Nam để đề xuất một số định hướng có thể thực hiện được trong điều kiện Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới đào tạo kế toán - kinh nghiệm Hoa Kỳ và các đề xuất cho Việt Nam Đổi mới đào tạo kế toán - kinh nghiệm Hoa Kỳ và các đề xuất cho Việt Nam Vũ Hữu Đức Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Trường Đại học Mở TPHCM Tóm tắt Đổi mới đào tạo kế toán là vấn đề quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực kế toán, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tại Hoa Kỳ, quá trình này đã diễn ra vào những năm 1970 trong các trường đại học và tiếp tục trở thành vấn đề thời sự vào thập niên đầu của thế kỷ 21. Bài viết này phân tích tiến trình đổi mới đào tạo kế toán tại Hoa Kỳ, đánh giá những hạn chế của hệ thống đào tạo kế toán Việt Nam để đề xuất một số định hướng có thể thực hiện được trong điều kiện Việt Nam. Từ khóa: Đào tạo kế toán, Đổi mới đào tạo kế toán 1. Giới thiệu Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Điều này đòi hỏi đội ngũ kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý doanh nghiệp, của các định chế của nền kinh tế thị trường cũng như quá trình tự do hóa thương mại trong khu vực và trên thế giới. Trong gần 30 năm qua, các trường đại học Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong lĩnh vực đào tạo kế toán. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa yêu cầu thực tế và sản phẩm của quá trình đào tạo. Đổi mới đào tạo kế toán là vấn đề đang được đặt ra và được sự quan tâm không chỉ bởi các trường đại học mà còn của các tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp. Khảo sát kinh nghiệm các quốc gia đi trước là một cách hữu hiệu để tìm kiếm định hướng đúng cho quá trình này. Việc lựa chọn một quốc gia duy nhất là Hoa Kỳ để khảo sát nhằm có điều kiện đi sâu vào phân tích các điều kiện và 3 tiến trình đổi mới trong bối cảnh thực tế một quốc gia. Hơn nữa, Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực nghề nghiệp kế toán – kiểm toán cũng như đào tạo đại học. Hệ thống đào tạo kế toán của Hoa Kỳ bao gồm các trường đại học, các trường nghề nghiệp với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức nghề nghiệp về nguồn lực. Các kết quả nghiên cứu được báo cáo đầy đủ và chi tiết nên dễ dàng nghiên cứu. Mặt khác, đào tạo kế toán tại Việt Nam có một điểm tương đồng với Hoa Kỳ là đặt nền tảng trên giáo dục đại học 4 năm về kế toán/kinh doanh. Điểm tương đồng trên giúp cho chúng ta có rút tỉa được những kinh nghiệm từ quốc gia này cho Việt Nam trong đổi mới trong đào tạo ở bậc đại học. Phần đầu của bài viết trình bày quá trình đổi mới đào tạo kế toán tại Hoa Kỳ giai đoạn thập niên 1990 với trọng tâm là đổi mới quá trình đào tạo tại các trường đại học. Phần thứ hai trong bài viết đề cập đến những hoạt động đổi mới gần đây nhất liên quan đến sự phối hợp nhiều tổ chức để nâng tầm nghề nghiệp trong thế kỷ 21. Phần tiếp theo, bài viết xem xét những vấn đề đang đặt ra của hệ thống đào tạo kế toán Việt Nam. Cuối cùng là phần đề xuất một số định hướng đổi mới đào tạo kế toán Việt Nam trên cơ sở tiếp thu chọn lọc các kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Một phần nhỏ trong bài viết minh họa quá trình đổi mới tại Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Mở TPHCM qua đó trao đổi những khó khăn, thuận lợi trong tiến trình này. 2. Đổi mới đào tạo kế toán tại Hoa Kỳ thập kỷ 1990 Từ những năm 1970, làn sóng phê phán hệ thống đào tạo kế toán Hoa Kỳ đã dẫn đến Hội Kế toán Hoa Kỳ (American Accounting Association -AAA) đã phải thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu số 10 về đào tạo kế toán được công bố năm 1989 với tên gọi Tái định hướng đào tạo kế toán: Báo cáo về môi trường, giảng viên và chương trình đào tạo kế toán chỉ ra những điểm tối trong đào tạo kế toán: chương trình đào tạo ít được đổi mới, phương pháp giảng dạy kém hiệu quả và cũ kỹ, trong khi các giảng viên thì được nhiều đãi ngộ hơn và hài lòng hơn về nghiên cứu (Schultz et al, 1989). Báo cáo này thực ra chỉ khẳng định lại báo cáo của AAA có tên Đào tạo kế toán tương lai: Chuẩn bị cho sự phát triển nghề nghiệp (thường gọi là Bedford Committee Report) năm 1985. Cũng trong năm 1989, trong một sự phối hợp hiếm thấy giữa các công ty kiểm toán hàng đầu (lúc đó là Big Eight), một báo cáo đã ra đời có tên Khả năng thành công trong nghề nghiệp kế toán. Báo cáo này gửi đến một thông điệp rõ ràng về sự quan ngại của các công ty này đối với chất lượng và định hướng của giáo dục kế toán (Mueller, 1994). 4 Trong bối cảnh đó, Ủy ban Đổi mới Đào tạo Kế toán (Accounting Education Change Committee- AECC) được AAA thành lập. Trong 7 năm hoạt động của mình, AECC đã ban hành một số văn bản như: • Các công bố về thực trạng các chủ đề (đề cập đến những vấn đề như mục đích của đào tạo kế toán, đào tạo kế toán năm đầu tiên, vai trò của các trường cao đẳng trong đào tạo kế toán, cải thiện vấn đề kinh nghiệm của sinh viên mới ra trường…) • Hướng dẫn về đánh giá trong các chương trình đào tạo nghề nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: