Danh mục

Đổi mới giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên môn học ở trường phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.63 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này đề xuất ý kiến đổi mới giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông, gồm: 1) đánh giá về giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân hiện hành; 2) đề xuất đổi mới giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân về quan điểm, mục tiêu giáo dục đạo đức, yêu cầu cần đạt và nội dung giáo dục đạo đức; 3) yêu cầu đặt ra đối với giáo viên giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên môn học ở trường phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 73-80This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2018-0030ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNHMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RAĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MÔN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNGĐào Đức DoãnKhoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Bài báo này đề xuất ý kiến đổi mới giáo dục đạo đức trong chương trình mônGiáo dục công dân ở trường phổ thông, gồm: 1) đánh giá về giáo dục đạo đức trong chươngtrình môn Giáo dục công dân hiện hành; 2) đề xuất đổi mới giáo dục đạo đức trong chươngtrình môn Giáo dục công dân về quan điểm, mục tiêu giáo dục đạo đức, yêu cầu cần đạt vànội dung giáo dục đạo đức; 3) yêu cầu đặt ra đối với giáo viên giáo dục đạo đức ở trườngphổ thông.Từ khóa: Giáo dục đạo đức, Chương trình môn Giáo dục công dân, Quan điểm đổi mớigiáo dục đạo đức, Mục tiêu giáo dục đạo đức, Giáo viên giáo dục đạo đức.1.Mở đầuĐể góp phần xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân nhằm đáp ứng yêu cầu củaĐảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần chú trọng đổi mới giáo dục đạo đứctrong chương trình môn Giáo dục công dân. Từ khi ra đời Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghịlần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,vấn đề đổi mới giáo dục đạo đức, giáo dục công dân ở trường phổ thông nói riêng và đổi mới giáodục phổ thông nói chung nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tiêu biểu có thể kểđến các công trình như: Nhìn lại quá trình gần 60 năm phát triển chương trình giáo dục phổ thôngtừ sau Cách mạng tháng Tám [7]; Nhìn lại 10 năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theoNghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X [3]; Giáo dục đạo đức – công dân ở môn Côngdân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới [4]; Đề xuất giải pháp đổi mới dạyhọc môn Giáo dục công dân trong trường phổ thông hiện nay [5]; Đề xuất định hướng xây dựngchương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015 [10]; Đề xuất mục tiêu, chuẩnkết quả, khung nội dung, định hướng hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập chươngtrình môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015[9]; Đề xuất mục tiêu, nội dung chương trình môn Giáo dục lối sống ở Tiểu học trong chương trìnhgiáo dục phổ thông sau 2015 [8] ; Giáo dục công dân toàn cầu [6]; .v.v...Trên cơ sở những nghiên cứu đó, để góp phần đổi mới giáo dục đạo đức trong chương trìnhmôn Giáo dục công dân, bài viết này đánh giá về giáo dục đạo đức trong chương trình môn GiáoNgày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018Liên hệ: Đào Đức Doãn, e-mail: ddoan62@gmail.com73Đào Đức Doãndục công dân hiện hành; đề xuất quan điểm xây dựng, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung dạyhọc,... của giáo dục đạo đức trong chương trình mới và đề xuất yêu cầu mới đối với giáo viên mônhọc ở trường phổ thông.2.2.1.Nội dung nghiên cứuĐánh giá về giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dânhiện hành2.1.1. Những kết quả đạt được về giáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục côngdân hiện hànhGiáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân hiện hành đã có một bướctiến so với chương trình trước đó (chương trình năm 1986 cho trung học cơ sở, năm 1991 cho trunghọc phổ thông).Về cơ bản, mục tiêu giáo dục đạo đức đã đáp ứng đúng mục tiêu của môn học theo quy địnhcủa Luật Giáo dục và Chương trình giáo dục phổ thông. Hệ thống mục tiêu giáo dục đạo đức ởmỗi lớp, mỗi cấp được xác định rõ. Nội dung dạy học trong chương trình hiện hành phong phú, đadạng, được thiết kế khá công phu xoay quanh các chủ đề về mối quan hệ với bản thân, với ngườikhác, với công việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên, gắn liền với cuộcsống của học sinh và đời sống chung của đất nước. Từng chủ đề đều được làm rõ về mục tiêu giáodục theo các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ để làm căn cứ cho việc xác định phương pháp dạyhọc, đánh giá kết quả giáo dục. Chương trình đã chú trọng đến giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạođức, được thiết kế theo hướng đồng tâm, phát triển và tích hợp nhiều nội dung xã hội cần thiết như:giáo dục dân số, môi trường, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội và HIV – AIDS, v.v. . .bước đầu đảm bảo kế thừa những giá trị của dân tộc và tiếp thu những giá trị của nhân loại, thờiđại, góp phần tích cực vào phát triển nhân cách. Nhiều nội dung dạy học chứa đựng các kiến thứcvừa sâu, rộng, có tính khái quát tích hợp tri thức của nhiều môn khoa học xã hội đã tạo điều kiệncho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục theo hướngtích hợp phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Kết cấu chương trình có phần mở để thiết kếcác tiết học thực hành phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.Đáp ứng yêu cầu của giáo dục đạo đức ở phổ thông, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viêncũng có bước tiến đáng kể. Nhiều trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm mở thêm ngành Giáo dụcchính trị, Giáo dục công dân, trong đó có nội dung giáo dục đạo đức nên số lượng giáo viên đượcđào tạo đúng chuyên ngành đã được tăng lên nhiều (bên cạnh số lượng không nhỏ giáo viên dạyghép môn và chéo môn). Công tác bồi dưỡng về giáo dục đạo đức đã được các Sở GD & ĐT quantâm tổ chức thường xuyên và có tác dụng nhất định. Đa số giáo viên môn học có phẩm chất tưtưởng chính trị, đạo đức tốt, có năng lực nghề nghiệp.2.1.2. Hạn chế cần khắc phụcGiáo dục đạo đức trong chương trình môn Giáo dục công dân hiện hành do chủ yếu truyềnthụ kiến thức nên chưa khắc phục được tính hàn lâm, coi trọng lí thuyết, coi nhẹ thực hành, chưachú trọng đến việc hướng dẫn tự học, rèn luyện kĩ năng cho học sinh, chưa hướng tớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: