Danh mục

Đổi mới giáo trình lí luận văn học Trung Quốc đầu thế kỉ XIX

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu một số cuốn giáo trình lí luận văn học tiêu biểu cho những hướng đổi mới giáo trình cơ bản ở Trung Quốc đầu thế kỉ XIX với mục đích nhằm tìm kiếm những gợi ý cho đổi mới giáo trình lí luận văn học ở Việt Nam hiện nay, đó là cuốn giáo trình của Nam Phàm, Đào Đông Phong, Vương Nhất Xuyên, Đồng Khánh Bính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới giáo trình lí luận văn học Trung Quốc đầu thế kỉ XIX JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 27-33 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0004 ĐỔI MỚI GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC TRUNG QUỐC ĐẦU THẾ KỈ XIX Đỗ Văn Hiểu Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sang thế kỉ XIX, đời sống kinh tế văn hóa xã hội ở Trung Quốc có những biến chuyển rõ rệt, kinh tế thị trường, xã hội tiêu dùng, phương tiện truyền thông hiện đại phát triển. . . đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sáng tạo văn học, đến tâm lí tiếp nhận văn học, học tập lí luận văn học của học sinh sinh viên. Lúc này, giáo trình lí luận văn học cũ đã bộc lộ những hạn chế, kiến thức lí luận trong giáo trình đã không thể giúp học sinh sinh viên lí giải được một số hiện tượng văn học mới xuất hiện. Trước tình hình đó, giới nghiên cứu giảng dạy ở Trung Quốc đã tiến hành tìm tòi đổi mới giáo trình lí luận văn học từ phương diện quan niệm viết giáo trình đến cấu trúc và hàm lượng kiến thức cụ thể. Bài viết này giới thiệu một số cuốn giáo trình lí luận văn học tiêu biểu cho những hướng đổi mới giáo trình cơ bản ở Trung Quốc đầu thế kỉ XIX với mục đích nhằm tìm kiếm những gợi ý cho đổi mới giáo trình lí luận văn học ở Việt Nam hiện nay, đó là cuốn giáo trình của Nam Phàm, Đào Đông Phong, Vương Nhất Xuyên, Đồng Khánh Bính. Từ khóa: Lí luận văn học, Giáo trình, Việt Nam, Trung Quốc. 1. Mở đầu Bộ môn lí luận văn học có vai trò quan trọng trong đào tạo sinh viên chuyên ngành văn học ở Trung Quốc. Bước sang thế kỉ XIX, trước những yêu cầu của thế kỉ mới, hoạt động đổi mới biên soạn giáo trình diễn ra tương đối sôi động. “Công việc biên soạn và chỉnh sửa giáo trình lí luận văn học của Trung Quốc đại lục tính từ năm 1920 đến nay đã có hơn 90 năm lịch sử phát triển. Đặc biệt là từ năm 2000, công tác biên soạn và chỉnh sửa giáo trình lí luận văn học vô cùng sôi động, nội dung giáo trình, cách thức biên soạn, cơ chế xuất bản giáo trình. . . đều thể hiện trạng thái đa nguyên hóa, theo người viết thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2000 đến 2011 đã xuất bản hơn 79 bộ giáo trình lí luận văn học” [4;106]. Tuy nhiên, tình trạng “đại đồng tiểu dị” vẫn phổ biến trong biên soạn giáo trình ở Trung Quốc. Trong số những bộ giáo trình đó đáng chú ý nhất là: Lí luận văn học (bản mới) (2002) do Nam Phàm chủ biên, Lí luận văn học (2003, chỉnh sửa năm 2011) của Vương Nhất Xuyên, Vấn đề cơ bản của lí luận văn học (2004, tái bản năm 2005, 2007, chỉnh sửa năm 2012) do Đào Đông Phong chủ biên, Lí luận văn học tân biên (2010, tái bản sửa chữa 3 lần trong 1 năm) và Tân biên lí luận văn học (2011) do Đồng Khánh Bính chủ biên. Bài viết tập trung phân tích tư tưởng biên soạn giáo trình, khung tri thức, cách thức biên soạn của các bộ giáo trình trên, đồng thời đánh giá từ góc độ yêu cầu đổi mới của lí luận văn học nói chung cũng như đặc thù của một môn học trong nhà trường. Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 20/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2018. Liên hệ: Đỗ Văn Hiểu, e-mail: dovanhieu@hnue.edu.vn/ dovanhieu@hotmail.com. 27 Đỗ Văn Hiểu 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Lí luận văn học (bản mới) (2002) do Nam Phàm chủ biên Ở Trung Quốc trước thời kì đổi mới, lí luận văn học thiên sang nghiên cứu văn học trong quan hệ với chính trị, thì sau thời kì đổi mới lại nghiêng sang nghiên cứu nội tại, chú trọng vấn đề tính thẩm mĩ. Từ những năm 90, ở Trung Quốc tồn tại song song quan niệm văn học có tính độc lập, tính thẩm mĩ thuần túy và quan niệm cần phải đặt văn học trong bối cảnh lịch sử văn hóa. Sang thế kỉ mới Nam Phàm ý thức rất rõ về yêu cầu cần phải đổi mới giáo trình lí luận văn học để đáp ứng nhu cầu của thời đại, ông viết: “Từ thập niên 90, văn hóa hậu hiện đại và bối cảnh toàn cầu hóa mang đến không gian lí luận lớn hơn cho vấn đề văn học, lúc này, mô hình lí luận văn học truyền thống đã không đủ đáp ứng nữa, hệ thống mới của lí luận văn học phải được khảo sát và định vị lại trong hoàn cảnh lịch sử hiện tại” [5, 2]. Ông muốn giải quyết mâu thuẫn giữa quan niệm văn học có tính thẩm mĩ thuần túy và quan niệm văn học gắn với bối cảnh lịch sử văn hóa, đồng thời cũng muốn thay thế mô hình cũ về quan hệ giữa văn học và chính trị bằng mô hình quan hệ giữa văn học và văn hóa, muốn đưa vào giáo trình những thành tựu lí luận văn học mới nhất của phương Tây, cố gắng kết hợp giữa lí luận văn học phương Tây hiện đại với văn luận truyền thống Trung Quốc. Với chủ trương đó, ông đã tổ chức giáo trình thành 4 phần với 27 chương. Phần 1 “Sự cấu thành của văn học”, thể hiện tư tưởng nghiên cứu nội tại văn bản văn học, gồm các chương: Tái hiện văn học, Diễn ngôn văn học, Nhà văn, Văn bản, Thể loại, Diễn ngôn tự sự, Diễn ngôn trữ tình, Tu từ, Phương tiện truyền thông. Phần 2 “Lịch sử và lí luận”, nghiên cứu hình thái lịch sử của văn học, thể hiện quan niệm tiêu chuẩn bình giá văn học không ngừng thay dổi trong lịch sử, gồm các chương sau: Nguồn gốc của văn học, Kinh điển, Văn học ...

Tài liệu được xem nhiều: