Danh mục

Đổi mới hoạt động đào tạo ngành quản trị du lịch và khách sạn trong bối cảnh hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và MRA-TP

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 347.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến những thách thức đối với các cơ sở đào tạo về quản trị du lịch và quản trị khách sạn trong bối cảnh mới đồng thời đưa ra giải pháp đẩy mạnh sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường học trong quá trình đào tạo nhằm phát triển những năng lực nghề nghiệp cần thiết để cạnh tranh với nguồn nhân lực du lịch đến từ các quốc gia ASEAN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới hoạt động đào tạo ngành quản trị du lịch và khách sạn trong bối cảnh hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và MRA-TP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ MRA-TP PGS.TS. Phạm Hồng Chương TS. Đồng Xuân Đảm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vừa mới hình thành thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia thành viên. Đi cùng với sự xóa bỏ các rào cản thuế quan, là sự tự do dịch chuyển lao động trong nội khối ASEAN đối với 8 ngành nghề trong đó có ngành du lịch. Sự kiện này đặt các cơ sở đào tạo trước những thách thức về đổi mới nội dung, phương pháp và phương thức đào tạo nhằm phát triển những năng lực nghề nghiệp hữu ích và được thừa nhận trong khu vực cho người học giúp họ không những đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Bài viết này đề cập đến những thách thức đối với các cơ sở đào tạo về quản trị du lịch và quản trị khách sạn trong bối cảnh mới đồng thời đưa ra giải pháp đẩy mạnh sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường học trong quá trình đào tạo nhằm phát triển những năng lực nghề nghiệp cần thiết để cạnh tranh với nguồn nhân lực du lịch đến từ các quốc gia ASEAN. Từ khóa: AEC, hội nhập, hợp tác, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, du lịch 1. Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức đối với các cơ sở đào tạo quản trị du lịch Việt Nam Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được hình thành vào ngày 31/12/2015 thể hiện thêm một bước hội nhập kinh tế, xã hội sâu hơn của 10 quốc gia thành viên và kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế trên cơ sở xóa bỏ những rào cản thương mại trong nội khối. Bên cạnh tự do hóa thương mại, sự hình thành AEC cũng dẫn tới sự tự do di chuyển lao động của 8 ngành nghề trong đó có ngành du lịch giữa các quốc gia ASEAN trên cơ sở thỏa thuận thừa nhận 739 văn bằng, chứng chỉ lẫn nhau (MRA-TP: Mutual Recognition Agreement on Tourism Professionals). Xét trên nhiều khía cạnh, sự kiện này mang lại rất nhiều cơ hội như người Việt Nam có thể làm việc cho các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng...tại tất cả các quốc gia thành viên. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là những nhân viên nước ngoài từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của các cơ sở đào tạo du lịch tại Việt Nam, dường như chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức hơn là cơ hội. Thứ nhất, bản thân những chương trình đào tạo của Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước (Vallely, 2008) bởi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đào tạo thêm, thậm chí đào tạo lại một thời gian do trong quá trình học sinh viên bị tách rời khỏi bối cảnh thực của thế giới việc làm (Paulina Ngo, 2015; Đồng Xuân Đảm và Trần Thành Đạt, 2015). Như vậy, sinh viên du lịch của Việt Nam chắc chắn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với nguồn nhân lực tại các nước trong khu vực. Thứ hai, ngôn ngữ chính được ASEAN sử dụng trong các giao dịch là tiếng Anh, trong khi đó năng lực ngoại ngữ của lao động Việt Nam luôn là một điểm yếu cần cải thiện so với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Thailand, Malaysia...Rõ ràng đây là một trong những thách thức vô cùng lớn cho các cơ sở đào tạo Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh của “sản phẩm đào tạo” khi tiếng Anh trở thành một rào cản xuyên suốt quá trình phát triển năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái độ) nghề nghiệp trong môi trường làm việc quốc tế. Thứ ba, theo báo cáo “Năng lực cạnh tranh du lịch năm 2015”, Việt Nam có chỉ số về nguồn nhân lực và lao động du lịch rất thấp chỉ đứng thứ 55/141 và có khoảng cách rất xa so với 3 quốc gia du lịch trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore (VCCI, 2015). Trong khi chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trong nước còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, các doanh nghiệp du lịch và khách sạn sẽ có xu hướng sử dụng nhân lực đến từ các quốc gia trong khu vực đặc biệt là nhân lực quản lý cấp trung, thậm chí những vị trí quản lý cấp cao để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Như vậy, các cơ sở đào tạo du lịch Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức về sản phẩm của mình thiếu khả năng cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa. 740 Từ những phân tích nêu trên, các cơ sở đào tạo Việt Nam nói chung và các trường đào tạo về quản trị du lịch, quản trị khách sạn nói riêng cần phải có những giải pháp chiến lược cũng như những hành động, điều chỉnh khẩn cấp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có thể cạnh tranh được với nguồn nhân lực của các nước ASEAN từ đó góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với các quốc gia khác trong AEC. 2. Thực trạng các chương trình đào tạo du lịch và khoảng cách “năng lực” cần phải thu hẹp giữa các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo tại Việt Nam Mặc dù là một ngành kinh tế quan trọng với những đóng góp đáng kể vào GDP cũng như số lượng việc làm của Việt Nam, hoạt động đào tạo về du lịch nói chung và quản trị du lịch nói riêng vẫn là một lĩnh vực rất non trẻ, (Paulina Ngo, 2015). Ngoài các trường trung cấp, cao đẳng chuyên đào tạo kỹ năng nghề cung cấp nguồn nhân lực tác nghiệp phục vụ trực tiếp du khách, các chương trình đào tạo quản trị du lịch lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam vào năm 1989 bởi Đại học Kinh tế Quốc dân. Nhiều năm sau đó, nhiều chương trình đào tạo ở bậc cử nhân du lịch đã lần lượt ra đời tại các trường đại học khác như: Đại học Thương Mại, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Văn hóa, Đại học Huế, Đại học Kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: