Danh mục

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu thực trạng về kiểm tra, đánh giá, đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần đổi mới công tác này tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực đáp ứng chuẩn đầu ra đã tuyên bố với xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINHVIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Lâm Thị Họa Mi Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email: milth@cntp.edu.vnTÓM TẮT Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình dạyvà học. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, kiểm tra, đánh giá tại các trường đại học ở ViệtNam nói chung và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói riêng chưa mang lạihiệu quả cao cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bài viết này, tác giả tập trungtìm hiểu thực trạng về kiểm tra, đánh giá, đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần đổi mớicông tác này tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, hướng đến mục tiêu đàotạo nhân lực đáp ứng chuẩn đầu ra đã tuyên bố với xã hội.1. MỞ ĐẦU Nghị quyết số 29NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam khóa XI đã chỉ rõ những hạn chế của giáo dục đại học hiện nay, đó là: “Đào tạothiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường laođộng; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phươngpháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong số có thể kể đến những nguyên nhâncơ bản sau. Thứ nhất, giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới và cũngđầy những thách thức mới. Yêu cầu của xã hội ngày càng cao, do đó quy mô đào tạo cùng vớiloại hình đào tạo ngày càng được mở rộng. Trong khi các nguồn lực của cơ sở đào tạo còn hạnchế, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại thì vấn đề đảm bảo chất lượng đang được xemnhư một vấn đề cấp thiết trong toàn xã hội. Việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục đãđược đặt ra cho các cơ sở đào tạo. Thứ hai, hạn chế của công tác kiểm tra, đánh giá (KTĐG)kết quả học tập của sinh viên. Đánh giá quá trình học tập được thể hiện thông qua bảng điểmcủa sinh viên và việc đánh giá kết quả học tập một cách khách quan, nghiêm túc sẽ tạo độnglực, thúc đẩ y sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một việc làm hết sức quan trọng, bởi vì nó cótác động lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả họctập của sinh viên sẽ là động lực thúc đẩ y các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học,cách thức tổ chức hoạt động dạy học và trong công tác quản lý của hệ thống trường đại học nóichung và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói riêng. KTĐG kết quả học tập là việc làm cấp thiết cần được ưu tiên hang đầu, hướng đến mụctiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc được ngay và làm việc có hiệu quả.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Thực tra ̣ng đánh giá kết quả ho ̣c tâ ̣p ta ̣i Trường Đa ̣i ho ̣c Công nghiệp Thực phẩmTP.HCM hiêṇ nay Về cách đánh giá: Kết quả học tập của các học phần tại trường hiện nay được đánh giá theo thang điểm 10với các quy ước: Đối với môn học 2 tín chỉ, đánh giá kết quả gồm 2 cột điểm theo tỷ lệ như 77sau: 30% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D1), 70% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D3). Đối với mônhọc từ 3 tín chỉ trở lên, đánh giá kết quả gồm 3 cột điểm theo tỷ lệ như sau: 20% (trên tổngđiểm) (ký hiệu là D1), 30% (trên tổng điểm) (ký hiệu là D2), 50% (trên tổng điểm) (ký hiệu làD3). Tuy nhiên, trong cách đánh giá hiện nay, nhà trường chưa có quy định thống nhất, nêncác giảng viên thực hiện theo nhiều cách, phổ biến như các trường hợp sau: Bảng 1. Đánh giá Điểm Đ1 tính theo thang điểm 10 Điểm thảo luận Trường hợp Điểm chuyên cần Điểm kiểm tra nhóm/ Tiểu luận 1 10% 40% 50% 2 20% 40% 40% 3 30%  70% 4   100% Bảng 2. Đánh giá Điểm Đ2 tính theo thang điểm 10 Trường hợp Hình thức thi 1 Tự luận 2 Trắc nghiệm khách quan 3 Vấn đáp Bảng 3. Đánh giá Điểm Đ3 tính theo thang điểm 10 Trường hợp Hình thức thi 1 Tự luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: