Danh mục

Đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 68.82 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong xu hướng chung, chuyển kiểm tra – đánh giá từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực”, bài viết giới thiệu những kết quả nghiên cứu có được về việc đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 71-76 ĐỔI MỚI KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Phùng Thị Vân Anh Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Phát triển năng lực người học là một trong những định hướng đổi mới trọng yếu của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Trong bối cảnh hiện nay, kiểm tra - đánh giá được coi là trọng điểm đổi mới, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, phát triển năng lực người học đồng thời tạo nên những chuyển biến tích cực, thực chất hơn chất lượng giáo dục phổ thông. Đối với môn Ngữ văn, ngoài việc hướng đến hình thành các năng lực chung, bộ môn tập trung hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt: đọc hiểu văn bản (nghe, đọc), tạo lập văn bản (viết, nói) và cảm thụ văn học (xúc cảm thẩm mĩ). Từ khóa: Kiểm tra - đánh giá, phát triển năng lực, năng lực Ngữ văn.1. Mở đầu Giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học nói chung, kiểm tra - đánh giátheo định hướng phát triển năng lực nói riêng đã và đang trở thành một trong những xuthế tất yếu và phổ quát của giáo dục trên thế giới. Ở Việt Nam, theo tinh thần Nghị quyếtsố 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI nhằm đổi mớicăn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, một trong những định hướng đổi mới trọng yếu củachương trình giáo dục phổ thông sau 2015 là phát triển năng lực người học [4]. Theo định hướng đó, cần triển khai đổi mới một cách đồng bộ: chương trình, sáchgiáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay,trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của chương trình và sách giáo khoa hiện dùng, kiểm tra- đánh giá được coi là trọng điểm đổi mới, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạyhọc, phát triển năng lực người học đồng thời tạo nên những chuyển biến tích cực, thựcchất hơn chất lượng giáo dục phổ thông [1, 2, 3, 5]. Trong xu hướng chung, chuyển kiểm tra – đánh giá từ “tập trung vào kiến thức”sang “tập trung vào năng lực”, bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu có được vềviệc đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng pháttriển năng lực.Ngày nhận bài: 2/12/2013. Ngày nhận đăng: 10/5/2014Liên hệ: Phùng Thị Vân Anh, e-mail: ptvanh@moet.edu.vn 71 Phùng Thị Vân Anh2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tiếp cận quan điểm đánh giá năng lực Trên thế giới, từ những năm cuối thế kỉ XX, các quốc gia châu Âu đã xây dựng dựán nghiên cứu về năng lực. “Năng lực là khả năng kết hợp các các kiến thức, kĩ năng (nhậnthức và thực hành), thái độ, động cơ, cảm xúc, giá trị, đạo đức để thực hiện các nhiệm vụhọc tập trong bối cảnh, tình huống thực tiễn một cách hiệu quả” [9]. Theo cách tiếp cậnnày, việc đánh giá năng lực phải đo lường được, “phải dựa trên cơ sở cá nhân người họcthực hiện các nhiệm vụ mang tính thực tiễn hơn là so sánh họ thực hiện tốt thế nào so vớingười khác”. “Đánh giá năng lực người học là đo lường sự phát triển năng lực cá nhân củangười học dựa theo chuẩn thực hiện. Ở đó chuẩn thực hiện là sự cụ thể hóa mục tiêu giáodục đã quy định”, cơ sở để đánh giá năng lực người học là chuẩn đầu ra của chương trình,là “những kết quả mong muốn học sinh cần biết, hiểu và có thể làm được tại cuối cấp học,lớp học/nhóm lớp”.2.2. Hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn Với cách hiểu năng lực là khả năng “vận dụng những kiến thức, kĩ năng được họctrong nhà trường kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân thu được bên ngoài nhàtrường để giải quyết những vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn” [8],năng lực tồn tại dưới hai hình thức: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Hệ thống năng lực chung gồm 3 nhóm: (1) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, Năng lực giảiquyết vấn đề, Năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy), Năng lực tự quản lí. (2) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, hộinhập. (3) Nhóm năng lực công cụ: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông(ICT), Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực tính toán. Trong đó, Năng lực tư duy (tư duy hình tượng), Năng lực sử dụng ngôn ngữ đượchình thành, phát triển thuận lợi và có hiệu quả nhất ở môn Ngữ văn. Điều này xuất phát từnhững nét riêng mang tính đặc thù của môn Ngữ văn: vừa là bộ môn khoa học vừa là bộmôn nghệ thuật. Với tư cách là một môn học, Ngữ văn là một thành phần cấu tạo của chương trìnhvăn hoá cơ bản trong trường phổ thông. Môn Ngữ văn cùng với các bộ môn khác có nhiệmvụ cung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: