Danh mục

Đổi mới nhận thức của đảng về kinh tế tư nhân và sự vận dụng ở Hải Phòng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.82 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đổi mới nhận thức của đảng về kinh tế tư nhân và sự vận dụng ở Hải Phòng" chỉ ra những mặt cần phải tháo gỡ và đề xuất, khuyến nghị với các nhà hoạch định những giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, đưa kinh ngày càng phát triển, xứng đáng với những tiềm năng, vị trí và con người Hải Phòng đang có. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới nhận thức của đảng về kinh tế tư nhân và sự vận dụng ở Hải Phòng 344 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐÂNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÅN VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở HÂI PHÒNG TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên - ThS. Vũ Văn Đông Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương Tóm tắt: Kinh tế tư nhân được Đảng ta xác định có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Do đó, những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, sự vận dụng ở mỗi địa phương đem lại hiệu quả khác nhau. Xuất phát từ quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân, tác giả nghiên cứu phân tích những thành tựu trong quá trình vận dụng của Hải Phòng, chỉ ra những mặt cần phải tháo gỡ và đề xuất, khuyến nghị với các nhà hoạch định những giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, đưa kinh ngày càng phát triển, xứng đáng với những tiềm năng, vị trí và con người Hải Phòng đang có. Từ khóa: Kinh tế tư nhân; Sự đổi mới của Đảng về kinh tế tư nhân; Kinh tế Hải Phòng; Kinh tế tư nhân Hải Phòng. INNOVATION AWARENESS OF PARTY ON THE PRIVATE ECONOMY AND THE USE OF HAI PHONG Abstract: The private economy is defined by our Party as an important role, one of the three pillars of the economy. Therefore, in the past years, our Party and the State always set out guidelines and policies to facilitate the development of the private economy. However, this application in each locality has different effects. In this article, the author studies and learns from the process of renewing our Party's private economic awareness from 1986 up to now. Since then, the author has studied and analyzed achievements in the application process of Hai Phong, pointed out the aspects that need to be solved and proposed and recommended to Hai Phong planners to promote economic Hai Phong private sector further developed, bringing Hai Phong economy to develop, worthy of the potentials, positions and people of Hai Phong. Keywords: Personal economic; The Party's innovation on private economy; Hai Phong economy; Hai Phong private economy. 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Kinh tế tư nhân có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường (KTTT) ở mỗi quốc gia. Quy mô phát triển của kinh tế tư nhân phụ thuộc vào các mô hình phát triển KTTT. Thấy được vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển, từ năm 1986 đến nay Đảng ta đã có những đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân. Sự đổi PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 345 mới này ngày càng được hoàn thiện tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta. Trong quá trình phát triển, các địa phương đã vận dụng quan điểm của Đảng vào phát triển kinh tế tư nhân đem lại hiệu quả nhất định. Kinh tế tư nhân những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đưa kinh tế Hải Phòng trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng vẫn còn những hạn chế nhất đinh, đòi hỏi cần có những giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển xứng với tiềm năng của Thành phố. 2. SỰ ĐỔI MỚI NHẬN THỨC CỦA ĐÂNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÅN Kinh tế tư nhân được Đảng ta đánh giá là một trong những thành tố của nền Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Mặc dù quy mô của thành phần kinh tế tư nhân chưa thực sự lớn trong nền kinh tế, song nếu không có thành phần kinh tế tư nhân thì sẽ không có nền KTTT theo đúng nghĩa của nó. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân được thể hiện trong các cương lĩnh, văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đường lối đổi mới tại Đại hội VI (12-1986) của Đảng đã khẳng định “Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế... Xóa bỏ những thành kiến thiên lệch...”(1). Trong Văn kiện Đại hội VI của Đảng cũng đã chỉ rõ sự cần thiết phải phát triển kinh tế nhiều thành. Đảng ta khẳng định: “bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”(2). Tuy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được thừa nhận nhưng phải chịu sự chỉ đạo, dẫn dắt của thành phần kinh tế XHCN, cần phải “cải tạo” bằng những hình thức và bước đi thích hợp. Kế thừa sự đổi mới về phát triển kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu tại Văn kiện Đại hội VI và Đại hội VII (6-1991) Đảng ta đã có quan điểm cụ thể hơn về việc khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước”(3) hay “Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”(4) và “Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà luật pháp không cấm”(5). Như vậy, đến 1991 thành phần kinh tế tư nhân được coi là một thành phần kinh tế độc lập, có đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế đất nước. Điều này cũng được thể hiện trong Nghị quyết của Hội nghị Tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: