Danh mục

Đổi mới phương pháp dạy học dưới góc độ tâm lí học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.91 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích các đặc điểm và khía cạnh tâm lí của hoạt động dạy, các đặc điểm và cấu trúc tâm lí của hoạt động học. Trên cơ sở đó, bài báo nêu ra các nội dung đổi mới phương pháp dạy học dưới góc độ tâm lí học .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp dạy học dưới góc độ tâm lí họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0184Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 3-9This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÍ HỌC Trần Quốc Thành Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích các đặc điểm và khía cạnh tâm lí của hoạt động dạy, các đặc điểm và cấu trúc tâm lí của hoạt động học. Trên cơ sở đó, bài báo nêu ra các nội dung đổi mới phương pháp dạy học dưới góc độ tâm lí học . Trong đó nhấn mạnh những đổi mới từ phía người dạy, đổi mới từ phía người học; các nội dung đổi mới của người dạy và của người học phải có sự tương thích thỡ việc đổi mới phương pháp dạy học mới đạt kết quả. Từ khóa: Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học dưới góc độ Tâm lí học, góc độ Tâm lí học.1. Mở đầu Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được bàn nhiều, đã trở thành vấnđề thời sự của các Hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết [6 tr 58] và cả nội dungcác quyết sách về đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt nghị quyết 29 của Ban chấphành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 8 có ghi rõ: “Tiếp tục đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghinhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tựcập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”[1]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đổi mớiphương pháp dạy học dưới góc độ tâm lí học còn ít được quan tâm. Việc hiểu cơ sở tâm lí học củađổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng và rất cần thiết. Đổi mới phương pháp phải dựatrên cơ sở hiểu rõ người học, mọi đổi mới đều hướng vào việc phát triển năng lực của người học.Vì vậy, bài viết này sẽ chỉ ra các khía cạnh tâm lí trong dạy học: Bản chất của hoạt động học, hoạtđộng dạy dưới góc độ tâm lí học. Trên cơ sở đó giúp các nhà giáo dục có cơ sở đề ra các nội dung,biện pháp đổi mới phương pháp dạy học đúng với định hướng phát triển năng lực người học.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những khía cạnh tâm lí của hoạt động dạy học2.1.1. Khía cạnh tâm lí của hoạt động dạy Hoạt động dạy là hoạt động của thày giáo. Bản chất của hoạt động dạy đã được bàn nhiềuvà về cơ bản các tác giả thống nhất trong cách hiểu về hoạt động dạy [2], [3]. Tuy nhiên, cũng cóthể nói rõ thêm về cách tiếp cận trong Tâm lí học về hoạt động dạy của người thày giáo.Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.Liên hệ: Trần Quốc Thành, e-mail: thanhtq@hnue.edu.vn 3 Trần Quốc Thành Hoạt động dạy là hoạt động của thầy với nội dung là tổ chức và điều khiển hoạt động họccủa học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội các tri thức, kĩ năng kĩ xảo, tạo ra sự phát triển tâm lí,hình thành nhân cách của học sinh. Hay nói khác đi, thày giáo là người giúp cho học sinh biếnnhững kinh nghiệm xã hội lịch sử, nền văn hóa của loài người thành kinh nghiệm của mỗi cá nhânhọc sinh. Vì thế, hoạt động dạy không đơn thuần là giới thiệu, giảng giải cho học sinh hiểu và lĩnhhội được các tri thức mà phải dạy cho học sinh cách thức để có được các tri thức đó. Hoạt động dạykhông tạo ra tri thức mới mà giúp học sinh tái tạo những tri thức đã được loài người sáng tạo ra.Nhiệm vụ của người thày là tổ chức quá trình tái tạo sao cho hiệu quả nhất. Muốn vậy người thàyphải nắm vững các tri thức cần trang bị cho học sinh, sử dụng các tri thức đó như là một phươngtiện, một loại vật liệu để tổ chức và điều khiển quá trình biến tri thức đó thành vốn kinh nghiệmcủa học sinh. Trong hoạt động dạy, người thày không nhằm phát triển chính mình mà nhằm pháttriển học sinh, tạo cái mới trong tâm lí học sinh. Cái mới đó bao gồm những hiểu biết, những cáchthức để có được những hiểu biết đó, những phẩm chất cần có để làm chủ các hiểu biết của mình vàtự trau dồi vốn hiểu biết của mình. Điều đó có nghĩa, bên cạnh việc cung cấp tri thức để học sinhcó một vốn liếng nhất định, đủ để tiếp thu cái mới thì người thày làm cho học sinh biết cách và cókhả năng độc lập, chủ động lĩnh hội những tri thức mới. Từ những yêu cầu của hoạt động dạy như vậy, người thày muốn tiến hành có hiệu quả hoạtđộng dạy cần phải có các yếu tố tâm lí, năng lực như sau: 1. Người thày phải hiểu và đánh giá đúng trình độ, khả năng nhận thức của học sinh. Nắmđược khả năng nhận thức của học sinh, người thày mới có thể tổ chức dạy học có hiệu quả, việcdạy học mới sát với đối tượng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: