Bài viết "Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn chính trị trong giai đoạn hiện nay" với mục tiêu nhằm đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tích cực của học sinh đối với môn Chính trị. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn chính trị trong giai đoạn hiện nay
Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn chính trị trong giai đoạn hiện nay
Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn chính trị
trong giai đoạn hiện nay
LÊ THỊ KIM HUỆ Bộ môn kinh tế - chính trị
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã
hội chủ nghĩa theo tôi là những người không chỉ có trình độ tri thức, chuyên
môn nghiệp vụ cao mà còn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có một ý thức hệ
đúng đắn và vững chắc. Bản lĩnh chính trị, ý thức hệ đúng đắn đó không chỉ
được hình thành qua quá trình trải nghiệm của cuộc sống, những biến cố của
lịch sử để xác định được đâu là lý tưởng chân chính mà còn được hình thành
qua quá trình giáo dục lý luận chính trị nhằm giúp cho người học xây dựng thế
giới quan và phương pháp luận khoa học, nâng cao trình độ tư duy lý luận, bản
lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng. Đặc biệt, nhiệm vụ giáo dục lý
luận chính trị đối với thế hệ trẻ, đối với học sinh, sinh viên, nguồn nhân lực
chủ yếu của đất nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư
tưởng của Đảng. Việc đưa môn Chính trị vào chương trình học và trở thành
môn thi tốt nghiệp bắt buộc của hệ trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục
và đào tạo cũng không nằm ngoài mục đích đó. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng
học tập môn chính trị hiện nay thật đáng lo ngại. Học sinh xem môn Chính trị
là môn “ngoại đạo”, “học để thi”, “học để qua”. Thực trạng trên có nhiều
nguyên nhân xuất phát từ phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như từ
thái độ và phương pháp học tập của học sinh. Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách
nhân”, theo tôi, để giải quyết được thực trạng trên, trước hết cần phải xem xét
lại phương pháp giảng dạy của chính giáo viên đối với môn học này, vì chính
giáo viên mới là người đầu tiên đem lại hứng thú học tập, là người hướng dẫn
tri thức cho học sinh. Bài viết này nhằm đưa ra một số phương pháp giảng dạy
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đối với môn Chính trị.
I. THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI
MÔN CHÍNH TRỊ
Việc học tập tốt các môn chính trị đóng một vai trò quan trọng trong việc
học hành, thi tốt nghiệp cũng như kiến tạo nên ý thức hệ vững vàng cho học
sinh. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng giảng dạy và học tập các môn chính trị
hiện nay thật đáng lo ngại.
Trên thực tế, thái độ học tập đối với môn chính trị chưa xứng đáng với vị trí
môn học. Điều này biểu hiện ở không khí giờ học ít sôi nổi, tỷ lệ học sinh tích
cực tham gia xây dựng bài thấp, mức độ hiểu bài của học sinh chưa thực sự
LÊ THỊ KIM HUỆ 1 Bộ môn kinh tế - chính trị
Đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn chính trị trong giai đoạn hiện nay
như mong muốn. Những điều thầy cô giảng hôm qua hôm kia thì hôm nay số
người còn nhớ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Học sinh phần lớn tỏ ra e ngại, không ham thích với môn chính trị vì khô
khan, nặng về lý thuyết, khó hiểu, khó nuốt… Tình trạng học đối với môn
Chính trị chủ yếu là “học vẹt”, “học tủ”. Học sinh hay có tâm lý chán nản lười
học, học để thi, thi cho qua và ra khỏi phòng thi là…quên ngay lập tức.
Sở dĩ có hiện tượng trên là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Trong đó, nguyên nhân cơ bản là ở phương pháp giảng dạy môn học của đội
ngũ giáo viên chưa thực sự phù hợp. Phần lớn các giáo viên vẫn sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống với hình thức “đọc – chép” là chủ yếu
nhằm “đổ đầy” kiến thức cho học sinh nên chưa thực sự phát huy vai trò tích
cực, chủ động của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức. Vì vậy, bài giảng
của giảng viên thường khô khan, thiếu hấp dẫn đối với học sinh. Nội dung bài
học thường ít được mở rộng, hướng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn
nên thiếu sức sống và mang nặng tính lý thuyết. Do đó nhiều học sinh, đặc biệt
là học sinh chuyên ngành kinh tế quan niệm giản đơn rằng, những kiến thức
của môn học này hình như không mấy tác dụng đối với công việc họ sẽ làm.
Để giải quyết được thực trạng trên, thì vấn đề cơ bản là phải đổi mới
phương pháp giảng dạy đối với môn chính trị. Khâu mấu chốt và đột phá là ở
người giáo viên. Cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy các môn chính trị
nói riêng và các môn khác nói chung theo hướng tạo cho người học biết cách
độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, phát huy tính tích cực và chủ động.
II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC
SINH ĐỐI VỚI MÔN CHÍNH TRỊ
1. Khái niệm đổi mới phương pháp giảng dạy: Đổi mới phương pháp giảng
dạy là đổi mới cách thức làm việc giữa giáo viên và học sinh theo hướng phát huy
vai trò chủ thể của học sinh, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của quá trình dạy
học, giúp học sinh đạt được những mục tiêu học tập bằng và trong các hoạt động
của chí ...