Danh mục

Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị: Từ thực tiễn đến yêu cầu đổi mới

Số trang: 16      Loại file: docx      Dung lượng: 71.32 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước yêu cầu của thực tiễn phát triển hiện nay, công tác quy hoạch của nước ta đã thể hiện rất nhiều yêu cầu cần được đổi mới toàn diện, đặc biệt là việc tích hợp các quy hoạch chuyên ngành với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Theo đó, các sản phẩm quy hoạch khá cứng nhắc, lạc hậu trước sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của thực tiễn. Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị: Từ thực tiễn đến yêu cầu đổi mới ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LUẬN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ: TỪ THỰC TIỄN ĐẾN YÊU CẦU ĐỔI MỚI I. Các vấn đề cụ thể cần đổi mới Trước yêu cầu của thực tiễn phát triển hiện nay, công tác quy hoạch của nước ta đã thể hiện   rất nhiều yêu cầu cần được đổi mới toàn diện, đặc biệt là việc tích hợp các quy hoạch   chuyên ngành với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Theo đó, các sản phẩm quy hoạch   khá cứng nhắc, lạc hậu trước sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của thực tiễn. Vì vậy cần   có những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển   đô thị. Yêu cầu thực tiễn phải đổi mới Mặc dù đã qua hơn 30 năm chuyển đổi sang nền kinh tế  thị trường định hướng XHCN, hệ  thống Quy hoạch đô thị  (QHĐT) và phương pháp luận QHĐT nước ta vẫn bảo lưu những   đặc điểm căn bản của hệ  thống quy hoạch tổng thể  có nguồn gốc từ  thời kỳ  kinh tế  kế  hoạch hóa tập trung bao cấp với một hệ thống QHĐT theo tầng bậc phức tạp, các sản phẩm   quy hoạch khá cứng nhắc (quy hoạch vật thể) và khó đáp ứng được trước các yêu cầu đầu tư  thay đổi linh hoạt của thị trường và tốc độ phát triển đô thị nhanh. Trên thực tế hiện nay, vai trò của khối kinh tế tư nhân và đầu tư  nước ngoài đang dần thay   thế  vai trò độc tôn của Nhà nước trong đầu tư  phát triển đô thị  (PTĐT) như  trước đây, đặc  biệt là trong các lĩnh vực nhà ở và BĐS, du lịch, dịch vụ, hạ tầng đô thị. Vai trò của Nhà nước  đang chuyển từ chủ thể đầu tư  phát triển chính sang vai trò dẫn dắt, tạo ra môi trường thể  chế thuận lợi cho các chủ thể khác cùng tham gia phát triển đô thị. Tuy nhiên, những biến chuyển đó lại được phản ánh rất chậm trong công tác QHĐT. Quy   trình phức tạp và sản phẩm cứng nhắc của các đồ án quy hoạch đang tạo ra cản trở lớn cho   các nhà đầu tư. Việc các định hướng phát triển được đặt ra trong các đồ  án quy hoạch cấp   trên (quy hoạch chung – QHC), quy hoạch phân khu (QHPK) thường ít khi phù hợp với các   dự  án do các chủ  đầu tư  đề  xuất, cho thấy khả  năng tiếp cận thị  trường của đồ  án QHĐT  hiện nay bị hạn chế rất cơ bản. Từ đó dẫn đến thực trạng là, để  đáp ứng và thu hút các dự  án đầu tư, chính quyền địa phương thường xuyên phải tiến hành điều chỉnh cục bộ  các quy  hoạch cấp trên liên quan (QHC, QHPK) theo một quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian,   điều này làm ảnh hưởng lớn đến cơ hội đầu tư và chi phí chung của DN. Trước đây, toàn bộ  công tác lập QHĐT là thẩm quyền của các cơ  quan Nhà nước và chính   quyền đô thị. Ngày nay, chính quyền đô thị chỉ tiến hành lập các QHC và QHPK; các QHCT  (1/500) được phân cấp cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, một thực tế đang diễn ra hiện nay là   các nhà đầu tư mong muốn được tham gia sâu hơn vào công tác lập các đồ án QHĐT, cụ thể  là trong việc lập các đồ  án cấp cao hơn như QHC và QHPK, thông qua các hình thức tài trợ  kinh phí tổ chức, nghiên cứu lập đồ  án… Điều này cho phép cập nhật sớm các nhu cầu của  thị  trường và nhà đầu tư  ngay trong quá trình nghiên cứu định hướng của các QHĐT cấp vĩ  mô, để hạn chế việc phải điều chỉnh cục bộ sau này. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các hoạt   động này còn chưa rõ ràng khiến cho việc thực hiện bị hạn chế. Thực tế này một lần nữa   cho thấy vai trò đang ngày một rõ ràng hơn của khối tư nhân trong công tác lập QHĐT và đầu   tư phát triển đô thị hiện nay. Những biến chuyển lớn đó, đặt ra yêu cầu phải đổi mới hệ  thống QHĐT và phương pháp   luận quy hoạch hiện tại theo hướng gọn nhẹ và linh hoạt hơn về quy trình và sản phẩm để  đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư và thực tiễn phát triển; QHĐT phải chuyển đổi từ  một   công cụ  phân bổ  các nguồn lực theo kế  hoạch sang công cụ  kêu gọi, thu hút các nguồn lực   đầu tư phát triển cho toàn bộ đô thị. Mặt khác, trong xu thế  cải cách hành chính mạnh mẽ  và kiểm soát hiệu quả  đầu tư  công  hiện nay, Luật Quy hoạch năm đã ra đời năm 2017 và đề ra các yêu cầu đổi mới căn bản cho   công tác quy hoạch nói chung và QHĐT nói riêng, như: Đảm bảo tính liên tục, tinh gọn của   hệ thống quy hoạch, trong đó QHĐT, quy hoạch nông thôn là một trong 5 loại hình thuộc hệ  thống quy hoạch quốc gia; Thay đổi phương pháp QHĐT tích hợp các quy hoạch ngành, lĩnh   vực và quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội để đảm bảo quản lý, phát triển đồng bộ; Thống  nhất quy định sử dụng đất trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và sử dụng đất trong QHĐT.   Ở  cấp độ  đô thị, sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, các quy hoạch chuyên ngành và quy  hoạch sản phẩm không còn tồn tại, QHĐT trở thành quy hoạch duy nhất dẫn hướng toàn bộ  quá trình phát triển đô thị cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Do vậy, một yêu cầu tất yếu đề  ra là QHĐT phải được điều chỉnh nội dung để trở thành một quy hoạch mang tính tổng thể,   tích hợp đa ngành để  đủ  khả  năng định hướng toàn bộ  các mặt phát triển của đô thị. Điều  này đem lại vai trò và vị thế được khẳng định và nâng cao nhưng đồng thời cũng tạo ra sức   ép phải đổi mới, nâng tầm về mặt nội dung và chất lượng của QHĐT. Các vấn đề cụ thể cần đổi mới Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý PTĐT là cả một quá trình với sự khởi đầu   từ đổi mới tư duy nhận thức đến thay đổi về quy trình, phương pháp và thể  chế thực hiện.  Tuy nhiên, để tạo sự chuyển biến rõ nét, cần ưu tiên tập trung nghiên cứu đổi mới 11 nhóm  vấn đề  thực tiễn đang tạo ra các rào cản trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị  hiện  nay: 1) Quy trình và phương pháp quy hoạch đô thị; 2) Tính tích hợp trong quy hoạch đô thị;   3) Cơ sở dữ liệu đô thị trong quy hoạch­quản lý PTĐT; 4) Kiểm soát phân vùng phát triển; 5)   Hệ thống chỉ tiêu quy hoạch; 6) Kiểm soát phát triển không gian cao tầng; 7) Quy hoạch và   quản lý phát triển tại khu vực ven đô; 8) Bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trong quy   hoạch đô thị; 9) Nguồn lực tài chính trong quy hoạch và PTĐT; 10) Điều chỉnh quy hoạch và  11 ...

Tài liệu được xem nhiều: