Danh mục

Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tình hình thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc: ban hành, thực hiện văn bản chính sách phát triển giáo dục; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lý giáo dục; đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; phân loại chất lượng giáo dục giáo dục và đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam* Tóm tắt Một trong những giải pháp căn bản để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và Nghị quyết 29-NQ/TW đó là đổi mới công tác quản lý giáo dục, bài viết phân tích tình hình thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc: ban hành, thực hiện văn bản chính sách phát triển giáo dục; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lý giáo dục; đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; phân loại chất lượng giáo dục giáo dục và đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; Quản lý theo chiến lược, quy hoạch kế hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin; phổ cập giáo dục, hướng nghiệp phân luồng; xây dựng xã hội học tập, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất định hướng giải pháp đổi mới quản lý giáo dục trong thời gian tới. Từ khoá: Quản lý giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục Mở đầu Chiến lược phát triển giáo dục 2011-20201 đã nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này, đó là đổi mới quản lý giáo dục. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng khẳng định: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng” là giải pháp để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 1 Quyết định Số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”. * PGS.TS. Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. * TS. Trịnh Thị Anh Hoa, Trưởng ban nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Giáo dục, Viện Khoa học Việt Nam 138 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Sau khi Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020 và Nghị quyết 29-NQ/TW được ban hành, mặc dù trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn hẹp, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của ngành giáo dục trong việc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới quản lý giáo dục nói riêng, sự nghiệp giáo dục đào tạo (GDĐT) nước ta đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả và được các tổ chức giáo dục thế giới ghi nhận, đánh giá cao. 1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục. Hệ thống cơ chế, chính sách về GDĐT được hoàn thiện đã từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GDĐT thực hiện. Trong đó phải kể đến Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục Nghề nghiệp, Luật Giáo dục Đại học 2012 và sửa đổi 2018, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông,… theo đó nhiều cơ chế, chính sách cho nhà giáo, người học, doanh nghiệp đã được ban hành (phụ cấp thâm niên, quy định chức danh gắn với tiền lương, phụ cấp đặc thù, phụ cấp dạy các nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, chính sách kéo dài thời gian làm việc, chính sách tôn vinh đối với nhà giáo v.v…; chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng, chính sách việc làm, chính sách hỗ trợ người học nghề thuộc các đối tượng yếu thế; chính sách miễn thuế thu nhập cho doanh nghiệp…)1. 2. Cải cách hành chính, thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm giải trình cho cơ sở giáo dục. Công tác quản lý giáo dục có chuyển biến tích cực, đặc biệt trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện. Nhiều thủ tục hành chính không thực sự cần thiết được bãi bỏ và được thay thế bằng các biện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: