![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 390.47 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
bài viết "Đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay" đề cập tới nhu cầu cấp thiết của xã hội trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên Công nghệ hiện đang thiếu hụt tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội hiện nay, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã kịp thời xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ có nhiều đổi mới so với ngành cũ được đào tạo trước đây, đồng thời ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được những đổi mới mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được đổi mới theo hướng tiếp cận với các nước trong và ngoài thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay ĐỔI MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY ThS. Lê Thị Kim Thư, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền* 1 TÓM TẮT: Bài viết đề cập tới nhu cầu cấp thiết của xã hội trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên Công nghệ hiện đang thiếu hụt tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội hiện nay, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã kịp thời xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ có nhiều đổi mới so với ngành cũ được đào tạo trước đây, đồng thời ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được những đổi mới mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được đổi mới theo hướng tiếp cận với các nước trong và ngoài thế giới. Từ khóa: Sư phạm Công nghệ, Chương trình đào tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những trường đại học công lập trọng điểm quốc gia và là trường có bề dày kinh nghiệm đào tạo ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Ngay từ năm 1998, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) mở ngành đào tạo Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Tính đến nay, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước gần 1000 cử nhân đại học ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Các sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp của Học viện có đầu ra rất rộng mở, thích ứng với nhiều ngành nghề trong xã hội như: giảng dạy tại các trường phổ thông, cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trung tâm dạy nghề, cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu các viện, trung tâm; lãnh đạo các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Nhưng từ năm 2018, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực giáo viên dạy môn Công nghệ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các cơ sở đang đào tạo giáo viên trên cả nước mở thêm mã ngành Sư phạm Công nghệ vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, ban hành theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT, ngày 10/10/2017. Trước thách thức của xã hội ngày càng thay đổi, cùng với đó là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. * Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 357 sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên có chuyên môn Sư phạm Công nghệ mà hiện tại rất ít trường đại học có đủ năng lực để đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Công nghệ cũng như bồi dưỡng cho giáo viên đang dạy môn Kĩ thuật nông nghiệp và Kĩ thuật công nghiệp ở các trường phổ thông. Hơn nữa, ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng được các yêu cầu của xã hội hiện nay đang cần [2]. Trước những thách thức đó từ năm 2019-2020, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện là sự kết hợp của hai mảng kiến thức nông nghiệp và công nghiệp, có rất nhiều sự đổi mới so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp trước đây, ngành Sư phạm Công nghệ trang bị cho sinh viên kiến thức và kĩ năng cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; kiến thức tâm lý, giáo dục, lí luận và phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học công nghệ. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng dạy học, giáo dục hướng nghiệp theo nguyên lí giáo dục hiện đại; phát triển các chương trình dạy học tích hợp, giáo dục STEM. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về sự đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. 2. NHỮNG ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY 2.1. Đổi mới so với chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp Điểm đổi mới nổi bật thứ nhất của ngành Sư phạm Công nghệ so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp trước đây đó là sự tích hợp song song giữa hai mảng kiến thức nông nghiệp và công nghiệp. Trước đây, ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp chỉ thiên về những kiến thức liên quan tới mảng kiến thức Nông – Lâm – Ngư nghiệp, thì hiện tại ngành Sư phạm Công nghệ là sự tích hợp song song hai mảng kiến thức nông nghiệp (mảng kiến thức Trồng trọt, Lâm nghiệp, Công nghệ trong đời sống, Chăn nuôi, Thủy sản) và công nghiệp (mảng kiến thức về Kĩ thuật, Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Công nghệ điện, Công nghệ điện tử) trong chương trình đào tạo. Điều này giúp đầu ra cho sinh viên có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn so với các cử nhân sư phạm trước đây. Điểm đổi mới nổi bật thứ hai của ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay mà ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp không có được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay ĐỔI MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY ThS. Lê Thị Kim Thư, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền* 1 TÓM TẮT: Bài viết đề cập tới nhu cầu cấp thiết của xã hội trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên Công nghệ hiện đang thiếu hụt tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội hiện nay, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã kịp thời xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ có nhiều đổi mới so với ngành cũ được đào tạo trước đây, đồng thời ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được những đổi mới mục tiêu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được đổi mới theo hướng tiếp cận với các nước trong và ngoài thế giới. Từ khóa: Sư phạm Công nghệ, Chương trình đào tạo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những trường đại học công lập trọng điểm quốc gia và là trường có bề dày kinh nghiệm đào tạo ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Ngay từ năm 1998, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) mở ngành đào tạo Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Tính đến nay, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã đào tạo cho đất nước gần 1000 cử nhân đại học ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp. Các sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp của Học viện có đầu ra rất rộng mở, thích ứng với nhiều ngành nghề trong xã hội như: giảng dạy tại các trường phổ thông, cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trung tâm dạy nghề, cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu các viện, trung tâm; lãnh đạo các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp… Nhưng từ năm 2018, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực giáo viên dạy môn Công nghệ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các cơ sở đang đào tạo giáo viên trên cả nước mở thêm mã ngành Sư phạm Công nghệ vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, ban hành theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT, ngày 10/10/2017. Trước thách thức của xã hội ngày càng thay đổi, cùng với đó là Học viện Nông nghiệp Việt Nam. * Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 357 sự thiếu hụt đội ngũ giáo viên có chuyên môn Sư phạm Công nghệ mà hiện tại rất ít trường đại học có đủ năng lực để đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Công nghệ cũng như bồi dưỡng cho giáo viên đang dạy môn Kĩ thuật nông nghiệp và Kĩ thuật công nghiệp ở các trường phổ thông. Hơn nữa, ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam không thể đáp ứng được các yêu cầu của xã hội hiện nay đang cần [2]. Trước những thách thức đó từ năm 2019-2020, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng và mở ngành Sư phạm Công nghệ. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện là sự kết hợp của hai mảng kiến thức nông nghiệp và công nghiệp, có rất nhiều sự đổi mới so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp trước đây, ngành Sư phạm Công nghệ trang bị cho sinh viên kiến thức và kĩ năng cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; kiến thức tâm lý, giáo dục, lí luận và phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học công nghệ. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng dạy học, giáo dục hướng nghiệp theo nguyên lí giáo dục hiện đại; phát triển các chương trình dạy học tích hợp, giáo dục STEM. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về sự đổi mới trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. 2. NHỮNG ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH SƯ PHẠM CÔNG NGHỆ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY 2.1. Đổi mới so với chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp Điểm đổi mới nổi bật thứ nhất của ngành Sư phạm Công nghệ so với ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp trước đây đó là sự tích hợp song song giữa hai mảng kiến thức nông nghiệp và công nghiệp. Trước đây, ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp chỉ thiên về những kiến thức liên quan tới mảng kiến thức Nông – Lâm – Ngư nghiệp, thì hiện tại ngành Sư phạm Công nghệ là sự tích hợp song song hai mảng kiến thức nông nghiệp (mảng kiến thức Trồng trọt, Lâm nghiệp, Công nghệ trong đời sống, Chăn nuôi, Thủy sản) và công nghiệp (mảng kiến thức về Kĩ thuật, Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Công nghệ điện, Công nghệ điện tử) trong chương trình đào tạo. Điều này giúp đầu ra cho sinh viên có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn so với các cử nhân sư phạm trước đây. Điểm đổi mới nổi bật thứ hai của ngành Sư phạm Công nghệ đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay mà ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp không có được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kỷ yếu hội thảo Xây dựng nền giáo dục thực chất Sư phạm công nghệ Chương trình đào tạo ngành Sư phạm công nghệ Đổi mới trong chương trình đào tạo Đào tạo giáo viên Công nghệTài liệu liên quan:
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 476 0 0 -
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 188 0 0 -
7 trang 106 0 0
-
Xây dựng bản hướng dẫn khu vực về đồng quản lý nghề cá, áp dụng quyền sử dụng của cộng đồng
5 trang 79 0 0 -
Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo định hướng phát triển bền vững
10 trang 52 0 0 -
Chương trình FSPS và đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam
11 trang 46 0 0 -
Xây dựng mô hình phát triển bền vững ngành thủy sản Cát Bà
9 trang 45 0 0 -
Tác động xã hội của phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam
10 trang 44 0 0 -
UPAS L/C - Trong thanh toán xuất nhập khẩu
7 trang 44 1 0 -
Cơ sở khoa học định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản
14 trang 43 0 0