Danh mục

Đổi mới trong đào tạo Đại học tạo ra nhân lực chất lượng cao

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.17 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu ra thực trạng, nguyên nhân và một số hạn chế trong việc đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục đại học. Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới trong đào tạo Đại học tạo ra nhân lực chất lượng caoKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỔI MỚI TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠO RA NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TS. Lê Đông Phương* Tóm tắt Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, trách nhiệm trước hết thuộcvề các trường đại học, các doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam và chính bảnthân nguồn nhân lực trong quá trình bồi dưỡng, tự đào tạo để đáp ứng được các yêucầu ngày càng cao của công việc. Tuy nhiên, các trường thiếu kinh nghiệm hợp tác,mối quan hệ nghiên cứu, kinh doanh và đại học không chặt chẽ nên đã hạn chế khảnăng đáp ứng của nhà trường đại học đối với thị trường. Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học đã có nhiều chuyển biếntích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp nhân lực. Tỷ lệ lao độngcó trình độ cao đã tăng dần qua các năm, song song với đó là khả năng đáp ứng yêucầu của công việc thực tế, nhưng các tồn tại chính vẫn là: - Thiếu hụt lao động có trình độ cao; - Thiếu gắn kết nhà trường đại học và doanh nghiệp. Tuy đã có một số kết quả nhất định, nhưng những gì đạt được vẫn chưa đáp ứngđược kỳ vọng do: - Hợp tác vẫn còn mang tính ngắn hạn; - Chủ yếu vẫn là các tài trợ mang tính một chiều từ doanh nghiệp; - Hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa phát huy vai trò của nhàtrường đại học; - Hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp đối với sinh viên còn rất ít; - Quản lý Nhà nước vẫn chưa thể hiện rõ rệt, thiếu các khuyến khích và ràng buộc. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất Nhà nước nên tạo ra môi trường thúc đẩy hợptác đại học với doanh nghiệp bằng các chính sách cụ thể, khuyến khích doanh nghiệptham gia đào tạo và hỗ trợ nghiên cứu; Các trường đại học cần xây dựng/củng cốcác quy định về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác với doanh nghiệp; chú trọng vàothực chất, thiết kế lại các chương trình đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ, cáckỹ năng sống cũng như ý thức và thái độ làm việc cho sinh viên; Các doanh nghiệp* Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục đại học, Viện KHGD Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng Quốc giaGiáo dục và Phát triển nhân lực70 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGcần hợp tác, liên kết với đại học mang tính chiến lược, tập trung vào chọn lựa cácứng viên có trình độ và khả năng thích ứng với công việc của doanh nghiệp, xâydựng và củng cố các chính sách nội bộ doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác R&D vớicác đơn vị nghiên cứu trong các trường đại học. Từ khóa: quan hệ đại học - doanh nghiệp, quan hệ hợp tác, nghiên cứu khoahọc, đào tạo nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi để phát triển cả về kinh tế và xã hội.Trong bối cảnh từ một nước nông nghiệp tiến lên một nền kinh tế công nghiệp hoá,phát triển dựa trên kinh tế tri thức thì vấn đề nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượngcao là một ưu tiên hết sức quan trọng. Toàn cầu hoá cũng đã đặt ra một số thách thức đối với vấn đề đào tạo nhân lựccho Việt Nam, đặc biệt nguồn nhân lực “Made in Vietnam” hướng đến tính bền vữngdựa trên nền tảng những con người Việt Nam có bản lĩnh và tầm vóc trí tuệ, đáp ứngđược các thách thức toàn cầu trong thời đại hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đãký kết 13 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đang đàm phán ba FTA, trong đó 12FTA đã có hiệu lực đối với Việt Nam [1]. Các FTA này đã góp phần duy trì sự ổnđịnh của nền kinh tế, giúp đất nước duy trì mức tăng trưởng cao từ 6 đến 7%/năm.Tuy nhiên, toàn cầu hoá và các hiệp định thương mại tự do cũng đặt ra nhiều tháchthức về cạnh tranh, đặc biệt sự cạnh tranh sòng phẳng, dựa vào các sản phẩm thực sựcó nguồn gốc “Made in Vietnam”, dựa vào con người và trí thức Việt Nam. Do vậy, lựa chọn phát triển nguồn nhân lực chính là chìa khoá nâng cao năng suấtlao động và tính cạnh tranh của Việt Nam nói riêng, khu vực nói chung, phù hợp mộtthế giới công việc đang đổi thay. Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực chất lượng cao. Theocách hiểu đơn giản nhất, mang tính định lượng thì nguồn nhân lực chất lượng cao lànhững người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuậtcao. Theo cách nhìn định tính: nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của lựclượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ranăng suất và hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội [2].Hiện nay cách nhìn định tính đã bắt đầu được chấp nhận nhưng không dễ dàng nắmbắt về thống kê, quản lý và phát triển. Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, trách nhiệm trước hết thuộcvề các trường đại học, các doanh nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: