Danh mục

Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.06 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới tư duy kinh tế là điểm xuất phát trong nhận thức đổi mới lý luận ở nước ta. Và quả thực, những đổi mới trong tư duy về kinh tế đã mang lại những thay đổi to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ĐỔI MỚI TƢ DUY KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TS. Lê Minh Nghĩa (Hội đồng lý luận Trung ương) Vài nét mở đầu Đổi mới tư duy kinh tế là điểm xuất phát trong nhận thức đổi mới lý luận ở nước ta. Và quả thực, những đổi mới trong tư duy về kinh tế đã mang lại những thay đổi to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là: tại sao hiện nay, đổi mới tư duy kinh tế trở thành vấn đề cấp thiết? Tư duy cũ là những cách tư duy nào mà ta bảo là không còn thích hợp và cần phải đổi mới? và tư duy mới là những cách tư duy nào mà ta cần được trang bị cho nhận thức của mình? E rằng khó mà có câu trả lời rành mạch và đầy đủ cho vấn đề cơ bản đó. Lịch sử phát triển tư duy là lịch sử của một quá trình tiến hoá, cái cũ không bao giờ bị phủ định hoàn toàn mà được gạn lọc để tiếp tục có tác dụng ở những vị trí thích hợp trong cái mới, và cái mới nhiều khi đã có mầm mống từ trong cái cũ và được tái tạo, phát huy sức mạnh mới trong những điều kiện mới. Nói đổi mới tư duy không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn một tư duy cũ nào đó và thay thế hoàn toàn bằng một tư duy mới đối lập nào đó. Hy vọng việc trình bày một số nhận thức bước đầu về đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta, có thể mang lại chút đóng góp để cùng trao đổi ý kiến về vấn đề “Đổi mới tư duy kinh tế để phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm”- đang là vấn đề thật sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước ta hiện nay. I. ĐỔI MỚI TƢ DUY KINH TẾ -TIỀN ĐỀ NHẬN THỨC LÝ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Thời kỳ trƣớc Đại hội VI) 1. Những bƣớc đột phá cục bộ về đổi mới tƣ duy kinh tế trƣớc đổi mới, tạo tiền đề hình thành nhận thức lý luận đổi mới toàn diện tại Đại hội VI. Trước đổi mới, do áp lực gay gắt của tình hình trong nước và quốc tế buộc chúng ta (cùng tắc biến) không còn con đường nào khác phải tiến hành đổi mới (biến tắc thông). Hoạt động đầu tiên để tiến hành đổi mới chính là đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất bung ra là bƣớc đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở 87 nước ta. Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển: ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do; khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động,... Trên cơ sở đó, Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời, làm cho người lao động thực sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng, do đó mà đem hết nhiệt tình lao động và khả năng ra sản xuất, đã bước đầu tạo ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Trên lĩnh vực công nghiệp, với Quyết định 25/CP, ngày 21-1-1981 của Hội đồng Chính phủ, cùng với Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, được áp dụng, bước đầu tạo ra động lực mới cho lĩnh vực công nghiệp. Có thể nhìn nhận những tư duy đột phá về kinh tế được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IV, trong Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư và trong các Quyết định của Chính phủ thời kỳ này như sau: - Đó là những tư duy kinh tế ban đầu, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng. - Tư duy kinh tế nổi bật trong những tìm tòi đó là “cởi trói”, giải phóng lực lượng sản xuất , “làm cho sản xuất bung ra”, trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất : chú ý kết hợp ba lợi ích, quan tâm hơn lợi ích thiết thân của người lao động. Những tư duy kinh tế ban đầu đó đã đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này. Tuy nhiên, do những khó khăn bởi chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam gây ra, do thiếu đồng bộ của tư tưởng đổi mới và chưa có đủ thời gian để những chủ trương đổi mới phát huy tác dụng, những tìm tòi đổi mới ban đầu đó đã phải trải qua các thử thách rất phức tạp. Tư duy cũ về kinh tế hiện vật còn ăn sâu, bám rễ trong nhiều người. Bên cạnh những tư duy cũ trên đây, trước đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, cũng đã xuất hiện khuynh hướng muốn đổi mới mạnh mẽ hơn, 88 tiếp tục đẩy tới tư duy thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá trong chủ nghĩa xã hội. Hội nghị Trung ương 8 khoá V (tháng 6-1985) đánh dấu bƣớc đột phá thứ hai về đổi mới tƣ duy kinh tế với chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội nghị này đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá. Tháng 8-1986, trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội VI, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn, m ...

Tài liệu được xem nhiều: