Danh mục

Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gian

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.45 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gian nhằm xây dựng các bản đồ đói nghèo cấp tỉnh, huyện và xã, đánh giá tác động của các yếu tố về nông nghiệp, khí hậu và tiếp cận thị trường tới đói nghèo, nâng cao năng lực cho các tổ chức Việt Nam nhằm xây dựng các bản đồ nghèo đói và phân tích GIS sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gianĐói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không gian Nicholas Minot (IFPRI) Bob Baulch (IDS) và Michael Epprecht (IFPRI)phối hợp với nhóm tác chiến lập bản đồ đói nghèo liên BộThông tin liên lạc: Ông Đặng Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/ Số 2- Ngọc Hà/Hà Nội/ Điện thoại: 84-4-7333895/ Email: Icard1@hn.vnn.vn Ông Nicholas Minot/Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế /2033 K St/Washington D.C.20006 USA/Điện thoại: 1 202 862-5600/Fax: 1 202 467-4439/Email: n.minot@cgiar.org Ông Bob Baulch/ Viện Nghiên cứu Phát triển/Đại Học Susexx/Brighton BN1 9RE United Kingdom/ Điện thoại: 441273-678774/ Fax: 441273-621202/ Email: b.baulch@ids.ac.uk Ông Michael Epprecht/ Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế/ Số 2- Ngọc Hà/Hà Nội/ Điện thoại:844-7336508/ Fax: 844-7336507/ Email: Michael@epprecht.orgBản quyền © 2003 Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế và Viện nghiên cứu Phát triển.Các phần của báo cáo này có thể tái bản không cần giấy phép phát hành nhưng cần có sự chấp nhận của ViệnNghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế và Viện nghiên cứu Phát triển.Liên lạc: ifpri-copyright@cgiar.org để có thể xin tái bánThiết kế bìa: Michael Epprecht.ii Lời nói đầuTrong 15 năm qua, quá trình đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăngthu nhập và giảm đói nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, số người nghèo vẫn còn rất nhiều vàgiúp họ thoát nghèo là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ .Để có thể giả quyết vấn đề khó khăn này thì cần phải trả lời hai câu hỏi: 1) đâu là nguyênnhân của đói nghèo? và 2) những chính sách và đầu tư công cộng nào có thể tấn công cácnguyên nhân gây ra đói nghèo? Có rất nhiều cách để trả lợi câu hỏi này, một trong số đó làthực hiện phân tích chính sách bằng cách sử dụng bản đồ nghèo đói. Bản đồ nghèo đói kếthợp các số liệu của điều tra hộ gia đình và Tổng điều tra dân số để xây dựng các bản đồnghèo đói ở các cấp khác nhau. Phương pháp này phát triển trong 5 năm qua và được áp dụngở trên 12 nước bởi các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Viện Nghiên cứu Chính sáchLương thực Quốc tế, và các tổ chức quốc tế khác.Trước dự án này, phương pháp lập bản đồ nghèo đói được áp dụng 2 lần ở Việt Nam và chonhững kết quả khá tốt. Dự án này, “Bản đồ nghèo đói và tiếp cận thị trường ở Việt Nam,” dựatrên các nghiên cứu trước nhưng có những phân tích mới và những ước lượng về tỷ lệ đóinghèo ở cấp thấp hơp. Mục tiêu của dự án là: • Xây dựng các bản đồ đói nghèo cấp tỉnh, huyện và xã; • Đánh giá tác động của các yếu tố về nông nghiệp, khí hậu và tiếp cận thị trường tới đói nghèo; • Nâng cao năng lực cho các tổ chức Việt Nam nhằm xây dựng các bản đồ nghèo đói và phân tích GIS sau này ; và • Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ trong các vấn đề có liên quan tới nhiều Bộ chức năng như vấn đề phân tích đói nghèo.Dự án này được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế New Zealand (NZAID) với sự hỗ trợcủa Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC). Trong quá trình thựchiện dự án, có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của các chuyên gia của Viện Nghiên cứuChính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) và Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), và các nhànghiên cứu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Laođộng Thương binh và Xã Hội, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thống kê. Sự tham gia của bên ViệtNam còn có Ban điều hành, đứng đầu là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hướng dẫnviệc thực hiện dự án, thành lập Nhóm tác chiến lập bản đồ đói nghèo liên Bộ tham gia phântích và xây dựng bản đồ. iiiDự án bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2002 với giai đoạn nâng cao năng lực qua 3 đợt tậphuấn mỗi đợt kéo dài một tuần cho khoảng 25 nhà phân tích từ bốn Bộ, Tổng Cục Thống kêvà các cơ quan nghiên cứu khác. Giai đoạn phân tích triển khai vào đầu năm 2003 với việcthành lập Nhóm tác chiến lập bản đồ đói nghèo liên Bộ và sự tham gi của họ vào các phântích và xây dựng bản đồ. Các kết quả của dự án được trình bày tại một vài hội thảo, hội thảocuối cùng vào ngày 2/10/2003 tại Hà Nội.Báo cáo này sẽ giới thiệu về thông tin nền, mô tả phương pháp nghiên cứu và trình bày cáckết quả của dự án. Báo cáo sẽ cung cấp cho người đọc những bức tranh chung về phân bốnghèo đói và các biến liên quan đến đói nghèo ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo khá tốtcho các nhà phân tích chính sách, nhà nghiên cứu, giảng viên, các nhà tài trợ và những ngườilàm việc trong lĩnh vực có liên quan đến đói nghèo ở Việt nam.Tiến sỹ. Đặng Ki ...

Tài liệu được xem nhiều: