Danh mục

Đội ngũ giảng viên âm nhạc

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 101.00 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn chung, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập, và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém là do còn thiếu một đội ngũ giảng viên đủ năng lực và trình độ để thực thi nhiệm vụ. Vì thế trong suốt thời gian qua, chất lượng giảng dạy của đại học tại Việt Nam, trong đó bao hàm cả chất lượng của giảng viên, được quan tâm và đề cập nhiều trong các Hội thảo về giáo dục cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đội ngũ giảng viên âm nhạc Một số suy nghĩ về việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên âm nhạc ở các trường Sư phạm hiện nay. Phạm Tuy ( ĐH PhạmVăn Đồng - Quảng Ngãi) I/ Tổng quan: 1/ Về đội ngũ giảng viên Cao đẳng - Đại học (CĐ-ĐH): Nhìn chung, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập, và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém là do còn thiếu một đội ngũ giảng viên đủ năng lực và trình độ để thực thi nhiệm vụ. Vì thế trong suốt thời gian qua, chất lượng giảng dạy của đại học tại Việt Nam, trong đó bao hàm cả chất lượng của giảng viên, được quan tâm và đề cập nhiều trong các Hội thảo về giáo dục cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nói về chất lượng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay, GS Võ Tòng Xuân, Hiêụ trưởng ĐH An Giang có lần đã phát biểu: “Tình trạng giáo dục của Việt Nam nói chung là đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt chất lượng cán bộ giảng dạy… Hiện nay, hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo là trong vòng 5 năm nữa phải đào tạo tới 10.000 tiến sĩ, nhưng đó là việc không tưởng, bởi vì chúng ta biết rằng đâu có đủ người có đủ điều kiện để đi học tiến sĩ như thế. Còn nếu đào tạo ở trong nước thì số tiến sĩ tiếp tục ra trường không có chất lượng”. Do chất lượng đội ngũ giảng dạy không đảm bảo đã dẫn đến chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng là hệ quả mang tính tất yếu. Nó càng trở nên trầm trọng hơn vào thời điểm Việt Nam mở cửa mời đầu tư nước ngoài vào như hiện nay, khiến nhiều nhà giáo dục, trong đó có nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, Giáo sư Tương Lai mới đây cũng đã phàn nàn rằng chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay đang còn thấp, chưa đáp ứng nguyện vọng của người học và kỳ vọng của xã hội. Điều đó là có thật. Vì vậy, chúng ta cần phải nhanh chóng có một giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và đầy trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên CĐ-ĐH của chúng ta. 2/ Về đội ngũ giảng viên âm nhạc: Đội ngũ giảng viên âm nhạc ở các trường Sư phạm (hoặc trường ĐH có khoa sư phạm) hiện nay cũng không nằm ngoài tình hình chung đó, có phần khiêm tốn hơn. Theo tôi được biết, giảng viên âm nhạc ở các trường Sư phạm phần nhiều chỉ mới có trình độ đại học, một số ít không đáng kể thạc sĩ ( phần lớn không rõ về chuyên ngành). Giảng viên âm nhạc tại khoa Sư phạm xã hội trường ĐH Phạm Văn Đồng - Quảng Ngãi cũng vậy, phần lớn được đào tạo từ Học viện âm nhạc Huế, một số khác từ các trường Đại học Sư phạm có khoa âm nhạc trong cả nước nên trình độ và khả năng không đồng đều. Những giảng viên được đào tạo chuyên ngành từ Học viện âm nhạc thì có chuyên môn vững, kỹ năng thực hành tốt nhưng còn hạn chế về phương pháp dạy học cho đối tượng người học là sinh viên sư phạm, bởi bị ảnh hưởng của cách dạy - học ở nhà trường chuyên nghiệp; ngược lại giảng viên âm nhạc tốt nghiệp từ các trường Sư phạm âm nhạc lại thiếu những kỹ năng cần thiết bởi thật sự họ không có được một chuyên ngành sâu ( ví dụ: Piano, Thanh nhạc, Sáng tác, Lý luận, v.v…) mà thực tiễn đào tạo giáo viên âm nhạc trong nhà trường Sư phạm rất cần. Đó là những bất cập rất lớn mà không phải một sớm một chiều có thể khắc phục được. Qua những vấn đề vừa nêu, tôi nhận thấy chúng ta cần có cái nhìn đầy đủ và thấu đáo để có thể có những giải pháp sáng láng, khả thi cho việc kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên âm nhạc, tạo nên một sự khởi sắc trong trong đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên âm nhạc trong nhà trường CĐ-ĐH của chúng ta hiện nay. II/ Một số giải pháp: Để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên âm nhạc trong các trường Sư phạm(hoặc trường ĐH có khoa Sư phạm), trong thời gian tới, tôi nghĩ cần có những giải pháp sau: 1/ Đào tạo chuyên môn: Việc đào tạo đội ngũ giảng viên phải mang tính căn cơ, lâu dài và cần có một lộ trình, không thể nôn nóng. Có một sự bất cập lớn trong đội ngũ giảng viên âm nhạc hiện nay là vấn đề bằng cấp. Phần lớn giảng viên âm nhạc chưa phải là thạc sĩ vẫn còn phổ biến chưa nói đến tiến sĩ thì quá xa xôi. ( do đặc thù chuyên ngành, thông thường muốn học xong bậc ĐH âm nhạc ít nhất phải mất khoảng 8-9 năm). Việc đào tạo sau đại học cho giảng viên âm nhạc còn quá nhiều khó khăn. Cả miền Trung - Tây nguyên cho đến hiện nay, không có một cơ sở nào đủ điều kiện để đào tạo sau đại học cả. Nhạc viện quốc gia Hà nội và Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ đào tạo nhỏ giọt nên cơ hội cho giảng viên âm nhạc đi học nâng cao trình độ là rất khó. Các chương trình dự án đào tạo giáo viên thì bỏ quên, không có nội dung nào cho các môn nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, thiết nghĩ phải có sự quan tâm của các cấp quản lý, đó là: o Bộ GD-ĐT: • Nhanh chóng đưa vào Chương trình dự án đào tạo sau đại học cho giảng viên âm nhạc ( như đã làm với giảng viên các môn học kh ...

Tài liệu được xem nhiều: