Danh mục

Đối phó với bệnh đau mắt đỏ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, cộm mắt, nhìn mờ,… 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Cảnh báo bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc do virus adeno gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể người dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, tạo điều kiện cho virus dễ tấn công....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối phó với bệnh đau mắt đỏ Đối phó với bệnh đau mắt đỏTriệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóngrát mắt, cộm mắt, nhìn mờ,… 5-7 ngày sau thì một bênmắt bị đỏ, ra gỉ mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt cònlại.Cảnh báo bệnh đau mắt đỏ đang gia tăngĐau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc do virusadeno gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khithời tiết chuyển mùa, cơ thể người dễ mệt mỏi, hệ thốngmiễn dịch hoạt động yếu, tạo điều kiện cho virus dễ tấncông.Bệnh đau mắt đỏ đã bùng phát thành dịch và được cảnh báotừ giữa tháng 7. Hiện số bệnh nhân mắc đau mắt đỏ vẫnđang gia tăng rất nhanh do thời tiết nóng ẩm là điều kiện lýtưởng cho virus phát triển.Theo thống kê từ đầu tuần tháng 8 số bệnh nhân đau mắt đỏphải vào Bệnh viện mắt Trung ương khám và điều trịkhoảng 200 bệnh nhân/ngày.Bệnh lây lan rất nhanh dễ bùng phát thành dịch do lâytruyền qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân(khăn mặt), nguồn nước… Bệnh dễ lây ngay cả khi triệuchứng bệnh chưa rõ ràng tức là còn ở trong thời gian ủbệnh. Thậm chí, ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lâycho người khác trong vòng một tuần. Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lýTriệu chứng của bệnhTriệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rátmắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưngnhẹ…5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nướcmắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thểkhông cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.Đây là bệnh lành tính xong vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%,nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực dokhông điều trị đúng cách và kịp thời.Điều trị bệnh đau mắt đỏKhông có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu vì bệnh do virus gâynên. Vì thế, việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưkhả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêmnhiễm phối hợp hay không… Người bệnh cần thườngxuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉđịnh.Người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa taythường xuyên. Việc này tuy không thể loại trừ hết nguy cơlây bệnh nhưng giúp giảm thiểu khả năng lây bệnh chonhững người xung quanh.Chưa có thuốc đặc trị cho viêm kết mạc dịch, bệnh có xuhướng tự khỏi trong 7 – 10 ngày. Thông thường bệnh đượcchỉ định dùng các thuốc diệt virus dùng uống, tra, nhỏ mắtđược bác sĩ kê đơn trong những trường hợp cụ thể. Dùngkháng sinh nhỏ mắt phổ rộng hay kháng sinh kết hợp vớicortizol nhỏ mắt. Nhỏ nước muối nhiều lần trong ngày đểrửa sạch mắt.Lưu ý: Không tự ý tra thuốc bừa bãi. Cẩn thận khi dùngthuốc Clodexa và Nemydexa vì các thuốc này có chứa chấtgây giảm miễn dịch mắt. Không nên dùng biện pháp xônglá vào mắt…Phòng bệnh đau mắt đỏRửa tay thường xuyên với xà phòngKhông dụi tay lên mắtKhông dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt,chậu rửa mặt…Nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động cótiếp xúc bụi mắt nên rửa mặt sạch rồi rửa mắt bằng nướcmuối sinh lý Natri Clorid 0,9%.Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ. Nếu bắt buộcphải tiếp xúc thì cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muốisinh lý, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt,chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩnđoán và điều trị kịp thời để phòng biến chứng bệnh

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: