Rất nhiều phụ huynh bỏ qua điều này. Hãy dành chút thời gian bận rộn để xem một lần cùng con những chương trình chúng yêu thích, thẩm định liệu chương trình đó có phù hợp hay không (nội dung, cách thể hiện, sự liên kết, những giá trị giáo dục, các hình ảnh gây sợ hãi...).
Với lời khuyên này, bạn có thể yên tâm để trẻ xem chương trình một mình trong những lần tiếp theo, đồng thời bạn có thể tranh luận với con về các nhân vật khi cần thiết.
5. Dạy con chọn chương trình
Từ 4 -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ -7
Rất nhiều phụ huynh bỏ qua điều này. Hãy dành chút thời gian bận rộn để xem
một lần cùng con những chương trình chúng yêu thích, thẩm định liệu chương
trình đó có phù hợp hay không (nội dung, cách thể hiện, sự liên kết, những giá trị
giáo dục, các hình ảnh gây sợ hãi...).
Với lời khuyên này, bạn có thể yên tâm để trẻ xem chương trình một mình trong
những lần tiếp theo, đồng thời bạn có thể tranh luận với con về các nhân vật khi
cần thiết.
5. Dạy con chọn chương trình
Từ 4 - 5 tuổi, trẻ biết học cách chọn chương trình yêu thích nên cha mẹ cần
dành thời gian xem tivi để nhận biết các chương trình khiến trẻ vui thích thực sự.
Sau đó, đặt cho trẻ các câu hỏi về thời gian phát sóng và cách sắp xếp công việc
hợp lý để có thể rảnh rỗi xem chương trình đó.
6. Xem cùng trẻ khi có thể
Điều đó giúp bạn có thể trò chuyện cùng con về những gì chúng nhìn thấy, giúp
trẻ hiểu câu chuyện. Không ngại đưa ra quan điểm và khuyến khích trẻ làm tương
tự: Mẹ thấy chú gấu nhỏ không nên nói thế với các bạn. Con sẽ nói thế nào nhỉ
nếu con là chú gấu đó?.
Không nên dùng tivi để áp đặt những mẫu hành vi ứng xử hay suy nghĩ lên trẻ
mà hãy khích lệ trẻ bày tỏ những gì cảm nhận được (sợ hãi, tức giận), để từ đó trẻ
xác định các tình cảm khác nhau và không chế nhạo các cảm xúc mà trẻ bộc lộ
trước các tình huống diễn ra trên tivi.
7. Không đặt tivi trong phòng ngủ của bé
Bạn không thể kiểm soát thời gian và thời lượng xem của con cái nếu đặt tivi
trong phòng ngủ của trẻ. Xem nhiều sẽ khiến bị trẻ mắc các rối loạn như thiếu ngủ,
thiếu tập trung ở trường, thói quen ăn vặt dẫn tới béo phì...
8. Giúp trẻ phát triển tư duy phê bình
Khi xem tivi cùng trẻ, bạn có thể bày tỏ ý kiến của mình: Chương trình này
chán quá hay Câu chuy ện buồn quá. Dù không đồng ý với bạn, nhưng những ý
kiến đó cũng giúp trẻ giữ khoảng cách với những gì chúng nhìn thấy.
Hãy tận dụng tivi để cùng trẻ khám phá phim quảng cáo vì chúng giống như
những bộ phim hoạt hình ngắn. Thật không dễ dàng phân biệt nhân vật trong
quảng cáo với nhân vật trong phim hoạt hình nên cần nói cho trẻ biết rằng, quảng
cáo là để bán hàng và không phải mọi thứ diễn ra trong đó có thể thực hiện ở
ngoài đời.
9. Sử dụng đầu thu
Đó là đồng minh tốt nhất vì nó không chỉ giúp giải thoát các bó buộc về thời
gian mà còn tránh phải chịu đựng các quảng cáo không phù hợp. Hơn thế nữa, thu
lại chương trình là cách để bạn và con có thời gian cùng xem lại những hình ảnh
mà ngay tại thời điểm phát sóng, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa.
10. Hướng sang hoạt động khác
Không gì có thể thay thế mối quan hệ, các trao đổi giữa người với người. Cách
tốt nhất để trẻ rời mắt khỏi màn ảnh chính là lời đề nghị tham gia vào những hoạt
động khác như chơi thể thao (chơi đá bóng...), công việc đòi hỏi sử dụng tay
(chuẩn bị món ăn, vẽ..) hay trí tuệ (đọc sách, đóng kịch...).
Các nghiên cứu cho thấy, nếu đề nghị trẻ lựa chọn giữa chơi với bạn, tham gia
một hoạt động khác hay xem tivi thì tivi bao giờ cũng là lựa chọn cuối cùng.
Đuờng ruột gặp sự cố, bé ăn gì?
Nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh đường ruột. Nguyên nhân vì sao?
Các bệnh lý về đường ruột do một số vi khuẩn sống ký sinh và xâm nhập vào cơ
thể qua đường ăn uống. Trẻ trong độ tuổi phát triển, hệ thống miễn dịch ch ưa ổn
định nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi đã vào cơ thể, chúng sinh sôi và gây
nhiều bệnh nguy hiểm cho con bạn.
Nếu không biết cách ngăn ngừa, điều trị và chăm sóc đúng cách, bạn sẽ vô tình
làm bệnh của bé nghiêm trọng hơn. Sau khi khỏi bệnh, bạn cũng cần biết cách bồi
dưỡng để bé cưng hồi phục nhanh chóng.
Dưới đây là một số gợi ý, bạn có thể tham khảo, giữ làm “bửu bối” để dành khi
cần thiết.
Tiêu chảy:
Nếu trẻ ăn uống không đúng cách hay không hợp vệ sinh sẽ dẫn đến bệnh ti êu
chảy. Tình trạng này khiến cơ thể con bạn mất nước, khó hấp thu chất dinh d ưỡng
và không thể duy trì cân bằng chuyển hoá năng lượng.
Lúc này, bạn không nên cho bé ăn trong vài giờ để đường ruột được nghỉ ngơi
hoàn toàn. Nếu trẻ vẫn đại tiện liên tục, không cầm được, hãy cho bé uống nước
chè (trà) đậm, ấm, pha chút muối. Điều này có thể giúp con bạn tạm ngừng đi
ngoài và chống mất nước.
Trong thời gian điều trị, bạn cần cho trẻ dùng các thực phẩm thanh đạm. Những
thức ăn lỏng như nước cơm, cháo, bột ngũ cốc nấu với thịt nạc là lựa chọn thích
hợp cho bé lúc này.
Sau khi trẻ dần khoẻ lại, hãy cho con dùng thức ăn tốt cho đường ruột như: cơm
nát, thịt nạc, cháo gạo rang, mì nấu nát, bánh mì, bánh bao, bánh quy, canh
trứng…
Khi bé chưa đại tiện bình thường, bạn nên tránh cho con dùng các loại rau, trái
cây có vị chua. Các gia vị như tiêu, ớt, quế hoặc thức ăn rán, xào càng kích thích
ruột, làm bệnh trầm trọng hơn.
Táo bón:
Nhiều bậc phụ huynh ít cho con mình ăn rau, quả và các thực phẩm giàu chất
xơ. Cách ăn uống này dần dần sẽ hình thành thói quen xấu ở bé.
Nếu trẻ bị táo bón gi ...