Danh mục

Đối thoại tính nữ trong Lều đỏ (Anita diamant) từ tương quan Kinh Thánh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 444.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bắt nguồn cảm hứng từ một huyền tích trong thiên Cựu Ước, Lều đỏ là câu chuyện mà Kinh Thánh đã không kể, là ký ức về mẹ mà những người con gái đánh mất và lãng quên trong u mê nô lệ trước quyền lực của nam giới. Tác phẩm là một cuộc đối thoại mạnh mẽ về vấn đề tính nữ từ những tín điều đã xác quyết hàng ngàn năm trong cuốn sách tôn giáo, văn hóa, xã hội đồ sộ – Kinh Thánh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đối thoại tính nữ trong Lều đỏ (Anita diamant) từ tương quan Kinh Thánh ĐỐI THOẠI TÍNH NỮ TRONG LỀU ĐỎ (ANITA DIAMANT) TỪ TƯƠNG QUAN KINH THÁNH HỒ THỊ TRÀ THƯƠNG Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị Tóm tắt: Bắt nguồn cảm hứng từ một huyền tích trong thiên Cựu Ước, Lều đỏ là câu chuyện mà Kinh Thánh đã không kể, là ký ức về mẹ mà những người con gái đánh mất và lãng quên trong u mê nô lệ trước quyền lực của nam giới. Tác phẩm là một cuộc đối thoại mạnh mẽ về vấn đề tính nữ từ những tín điều đã xác quyết hàng ngàn năm trong cuốn sách tôn giáo, văn hóa, xã hội đồ sộ – Kinh Thánh. Trong Lều đỏ, hình tượng nhân vật trung tâm Dinah cùng bốn bà mẹ của mình xuất hiện như một thế giới đối trọng với Jacob và các con trai – những vai chính trong Kinh Thánh. Đặc biệt, để làm nổi bật tính đối thoại trong thế tương quan với Kinh Thánh, cuốn tiểu thuyết đã đi sâu khai thác những khía cạnh mang tính bản thể nữ như tình dục và sinh con. Qua đó, tác phẩm hiện lên với ý nghĩa nữ quyền mạnh mẽ của mình. Từ khóa: Tiểu thuyết Lều đỏ của Anita Diamant; Đối thoại tính nữ; Kinh Thánh, Nữ quyền 1. MỞ ĐẦU Ngay những dòng đầu tiên, cuốn tiểu thuyết Lều đỏ của nữ nhà văn Mỹ Anita Diamant đã lấp ló bóng dáng một tuyên ngôn nữ quyền, khơi gợi lên từ nỗi đau bản thể sâu sắc: “Mối dây kết nối người mẹ với con gái đã bị cắt đứt, chỉ có lời nói của người đàn ông mới có giá trị, những người không có ý thức gì về hiểu biết. Đó là lý do khiến tôi trở thành một kẻ bên lề” [4, tr. 5]. Luôn luôn trong những câu chuyện, địa vị bên lề ấn định người phụ nữ vào phần bóng tối câm lặng. Ký ức về họ bị lãng quên trong miền tối đó. Lịch sử là những trang mô tả thế giới trong thế bất đối xứng tạo nên bởi sự thiên lệch giữa hai nửa đàn ông và đàn bà. Phản ứng với sự bất công đó, Lều đỏ của Anita Diamant làm sống dậy cuộc đấu tranh của người phụ nữ, bằng cách riêng của mình để gìn giữ lại ký ức – hay chính là tên tuổi, cuộc đời mình – vào dòng chảy thời gian. Tác phẩm là một cuộc đối thoại mạnh mẽ về vấn đề tính nữ từ những tín điều đã xác quyết hàng ngàn năm trong cuốn sách tôn giáo, văn hóa, xã hội đồ sộ – Kinh Thánh. Từ câu chuyện cuộc đời nhân vật Dinah, Lều đỏ mở ra một không gian văn hóa tràn đầy tính nữ. Đặc biệt, để làm nổi bật tính đối thoại trong tương quan với Kinh Thánh, cuốn tiểu thuyết đã đi sâu khai thác những khía cạnh mang tính bản thể nữ như tình dục và sinh con. Vậy nên, trong giới hạn bài viết, chúng tôi muốn tập trung vào hai khía cạnh đặc sắc này. 2. TỪ TÍNH CHẤT NAM QUYỀN CỦA KINH THÁNH ĐẾN TINH THẦN PHẢN ĐỀ CỦA TIỂU THUYẾT LỀU ĐỎ Kinh Thánh, đặc biệt Cựu Ước, là cuốn sách nền tảng, có mối liên hệ chặt chẽ tới sự hình thành của ba tôn giáo lớn: Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo [2], [3]. Tuy nhiên, cũng như thánh kinh của nhiều tôn giáo khác, Kinh Thánh áp đặt một địa vị thấp kém, phụ thuộc cho phái nữ [6]. Ngay trong những chương đầu tiên, Cựu Ước đã xác lập vị thế của người đàn bà: “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi” [Sáng thế 3:16]. Lời ấy, tựa như âm thanh tiếng trống hiệu lệnh đầu tiên vang lên trước đội quân khổng lồ những diễn ngôn đàn áp giới nữ, vùi họ câm lặng trong một lịch sử đầy những bất công, rẻ rúng. Bởi tiếp ngay sau Cựu Ước, Tân Ước cũng tuyên bố tương tự: “Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 356-362 ĐỐI THOẠI TÍNH NỮ TRONG LỀU ĐỎ (ANITA DIAMANT) TỪ TƯƠNG QUAN KINH THÁNH 357 Thánh” [Êphêxô 5:22-24]. Mối tương quan giữa nam và nữ là tương quan giữa chủ nhân và nô lệ, giữa đầu óc và chân tay. Trong Cựu Ước, câu chuyện về Adam và Eve đã trở thành một minh chứng nguồn cho địa vị phụ thuộc của người phụ nữ hàng ngàn năm qua. Người phụ nữ được tạo nên từ xương sườn của người đàn ông, là một bộ phận và sinh ra bởi nhu cầu của anh ta: “Ðức Chúa là Thiên Chúa phán: Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó”… Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ đàn ông ra.” [Sáng thế 2:18-23]. Bên cạnh đó, hình ảnh Eve như một kẻ dụ dỗ Adam làm trái lời Chúa gây nên tội tổ tông trong Cựu Ước cũng gây nên một ấn tượng cực kỳ không tốt về phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ tượng trưng cho sự cám dỗ xấu xa ăn sâu vào tiềm thức tín đồ Kinh Thánh. Tất cả phụ nữ đều được tin là không đáng tin cậy, thua kém về ...

Tài liệu được xem nhiều: