Danh mục

ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC – PHẦN 2

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.47 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về sự phát triển của xã hội Sự phát triển của xã hội được Durkheim giải thích theo thuyết tiến hoá sinh vật. Xã hội cần phải phát triển một loạt các loại thể chế mới nhằm giải quyết thích hợp những yêu cầu cụ thể của toàn xã hội. Các thể chế xã hội cũng phụ thuộc lẫn nhau và sự tồn tại của chúng và việc thực hiện đúng chức năng hay không cũng giống như các cơ quan trong cơ thể sinh học. Theo Durkheim, xã hội phát triển từ "tình đoàn kết máy móc" (xã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC – PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC – PHẦN 2Về sự phát triển của xã hộiSự phát triển của xã hội được Durkheim giải thích theo thuyết tiến hoá sinh vật.Xã hội cần phải phát triển một loạt các loại thể chế mới nhằm giải quyết thích hợpnhững yêu cầu cụ thể của toàn xã hội. Các thể chế xã hội cũng phụ thuộc lẫn nhauvà sự tồn tại của chúng và việc thực hiện đúng chức năng hay không cũng giốngnhư các cơ quan trong cơ thể sinh học. Theo Durkheim, xã hội phát triển từ tìnhđoàn kết máy móc (xã hội nguyên thuỷ) lên tình đoàn kết hữu cơ (xã hội côngnghiệp) trong đó sự đồng cảm đối với trật tự đạo lý đ ược xây dựng bằng cácchuẩn mực và giá trị được thể chế hoá giữ vai trò quyết định.Về phương pháp nghiên cứuCũng như Comte, Durkheim cũng dựa theo quan điểm thực chứng, toàn bộ nghiêncứu của ông dựa trên luận điểm sự kiện xã hội (social fact). Durkheim đề caoquan hệ nhân quả giữa các sự kiện xã hội và coi trong các chứng cứ thống kê thựcnghiệm để xác lập quan hệ giữa các sự kiện xã hội đó. Durkheim chỉ ra một số loạiqui tắc cần áp dụng trong nghiên cứu xã hội học:Thứ hai, nhà nghiên cứu xã hội học phải phân biệt được cái chuẩn mực, cái bìnhthường với cái dị biệt, cái không bình thường vì mục tiêu sâu xa của xã hội họclà tạo dựng và chỉ ra những gì là mẫu mực, tốt lành cho cuộc sống của con người.Thứ ba, liên quan đến việc phân loại các xã hội để hiểu tiến trình phát triển xã hội.Theo Durkheim, cần phải phân loại xã hội dựa vào bản chất và số lượng các thànhphần cấu thành nên xã hội, cũng như căn cứ vào phương thức, cơ chế, hình thứckết hợp các thành phần đó.Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phân biệt nguyên nhân hiệu quả,tức là nguyên nhân gây ra hiện tượng với chức năng mà hiện tượng thực hiện.Thứ năm, qui tắc chứng minh xã hội học. Qui tắc này đòi hỏi phải so sánh hai haynhiều hơn các xã hội để xem liệu một sự kiện xã hội đã cho trong một xã hội màkhông hiện diện trong xã hội khác có gây ra sự khác biệt nào trong các xã hội đókhông. Durkheim cũng đề ra qui tắc chứng minh biến thiên tương quan: Trongnghiên cứu xã hội học, nếu hai sự kiện t ương quan với nhau và một trong hai sựkiện đó được coi là nguyên nhân gây ra sự kiện kia, và trong khi các sự kiện kháccũng có thể là nguyên nhân nhưng không thể loại trừ được mối tương quan giữahai sự kiện này thì cách giải thích nhân quả như vậy có thể coi là đã được chứngminh.Các nguyên tắc xã hội học nêu trên đã được Durkheim vận dụng trong tất cả cáccông trình nghiên cứu của ông về phân công lao động, về tôn giáo, về hội nhập xãhội... Vì vậy ngày nay, các nhà xã hội học hiện đại tìm thấy ở xã hội họcDurkheim những mẫu mực về nghiên cứu xã hội học thực nghiệm.e. Max Weber (1864 -1920)Max Weber là nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, sinh năm 1864 trongmột gia đình đạo Tin lành ở Erfurt thuộc miền đông nam nước Đức. Weber đã tốtnghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật về đề tài liên quan đến «Lịch sử các hãng thương mại trong thời kỳ trung cổ » tại trường đại học tổng hợpBerlin. Năm 1892 ông giảng dạy môn luật tại trường Đại học tổng hợp Berlin.Năm 1894, ông được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế học chính trị tại trường Đaịhọc tổng hợp Freiburg, sau đó năm 1897 ông làm giáo sư kinh tế học tại trườngđại học tổng hợp Heidelburg. Năm 1909, Weber đảm nhận nhiệm vụ chủ bút nhàxuất bản Xã hội học.Các tác phẩm chủ yếu của Weber bao gồm « Tính khách quan trong khoa học x ãhội và chính sách công cộng » (1903), « Đạo đức Tinh lành và tinh thần của chủnghĩa tư bản » (1904), « Kinh tế và xã hội » (1909), « Xã hội học về tôn giáo »(1912), « Tôn giáo Trung Quốc » (1913) và « Tôn giáo Ấn Độ » (1916).Về phương pháp luận xã hội họcMax Weber cho rằng xã hội học có sự khác biệt cơ bản với các khoa học tự nhiêntrước hết là ở đối tượng nghiên cứu: khoa học tự nhiên có đối tượng nghiên cứu làcác sự kiện vật lý của giới tự nhiên, còn xã hội học và các khoa học xã hội khác cóđối tượng nghiên cứu là hoạt động xã hội của con người.Thứ hai, tri thức khoa học tự nhiên là hiểu biết về giới tự nhiên, tức là thế giới bênngoài. Các hiện tượng tự nhiên có thể được giải thích bằng các qui luật kháchquan, chính xác. Trong khi đó, tri thức khoa học xã hội là hiểu biết về xã hội - thếgiới chủ quan do con người tạo ra. Vì vậy, cần hiểu được bản chất của hành động« cảm tính » của con người trước khi giải thích các hiện tượng xã hội bên ngoài.Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu, khoa học tự nhiên tập trung vào việc quan sátcác sự kiện của giới tự nhiên và tường thuật lại kết quả quan sát. Khoa học xã hộingoài việc quan sát phải đi sâu lý giải động c ơ, quan niệm và thái độ của các cánhân, đặc biệt cần phải giải thích xem những chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị vànhững hiểu biết của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến hành động của họ.Weber cho ...

Tài liệu được xem nhiều: