Thông tin tài liệu:
Dọn bảo tàng tìm thấy tranh quý! Nhất ông đấy, Stadel Frankfurt!“Thánh Jérôme”, 1874, của Jean-Léon Gérôme Bảo tàng Stadel Franfurt có lẽ từ nay sẽ phải rà soát các phòng kho của mình kĩ càng hơn chút xíu. Trong khi tân trang gian Hội họa Hiện đại, bảo tàng đã kiểm kê cập nhật kho “hàng” của mình, và trong quá trình.đó, Felix Kramer, trưởng ban Nghệ thuật Hiện đại, đã phát hiện ra một bức vẽ bị mất của Jean-Léon Gérôme có tên Thánh Jerome. Thánh Jerome vẽ từ năm 1874 và sẽ được triển lãm ở gian...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dọn bảo tàng tìm thấy tranh quý! Nhất ông đấy, Stadel Frankfurt!“ Dọn bảo tàng tìm thấy tranh quý! Nhất ông đấy, Stadel Frankfurt!“Thánh Jérôme”, 1874, của Jean-Léon GérômeBảo tàng Stadel Franfurt có lẽ từ nay sẽ phải rà soát các phòng kho củamình kĩ càng hơn chút xíu. Trong khi tân trang gian Hội họa Hiện đại,bảo tàng đã kiểm kê cập nhật kho “hàng” của mình, và trong quá trìnhđó, Felix Kramer, trưởng ban Nghệ thuật Hiện đại, đã phát hiện ra mộtbức vẽ bị mất của Jean-Léon Gérôme có tên Thánh Jerome.Thánh Jerome vẽ từ năm 1874 và sẽ được triển lãm ở gian mới tu sửacủa bảo tàng Stadel từ 17. 11. 2011. Bức tranh từng được triển lãm tạiHội chợ Thế giới (World’s Fair) năm 1878 và sau đó là ở London,1882. Sau đó biến sạch mọi vết tích, chỉ còn sót lại một bản khắc thuộcvề Gerald M. Ackerman trong một tập catalogue các tác phẩm của họasĩ. Sau đó hóa ra bảo tàng đã được chủ nhà băng Đức Otto Hauck tặngbức tranh như một món quà vào năm 1935 – nhưng giữa lúc loạn lạcthời Phát xít, tác phẩm chưa bao giờ được xác định tung tích cho tử tế,mà chỉ được gán cho một số hiệu.Thánh Jerome, một đức cha của giáo hội Thiên Chúa giáo, người đầutiên dịch Kinh Thánh sang tiếng Latin, đã từng được những bậc thầyhội họa người Ý như Ghirlandaio và Caravaggio vẽ tranh. NhưngGérôme lại đặt vị thánh vào một hang tối, gần như khỏa thân, nằm trênmình một con sư tử hiền lành, đúng theo truyền thuyết là thánh Jeromeđã thuần hóa con ác thú nhờ gỡ khỏi hàm giúp nó một chiếc gai gâyđau đớn. Trong tranh là sự miêu tả một vị thánh nhưng lại rất “ngườithường”: ngài nằm ngửa, cả người duỗi ra trong một tư thế hoàn toànthoải mái, hai cẳng chân gân guốc và gan bàn chân bẩn. Nếu xét theochủ đề tôn giáo thì bức tranh khá là không tiêu biểu cho phong cách củaGérôme. Sự giống nhau giữa tên của họa sĩ và của vị thánh có thể chophép hiểu tác phẩm này là một bức chân dung tự họa trào phúng.Trong khi các họa sĩ hàn lâm như Jean-Léon Gérôme trở nên lỗi mốtsau sự nổi lên của các họa sĩ trường phái Ấn tượng, thì dạo mấy nămgần đây các nhà phê bình lại bày tỏ sự ngưỡng mộ “mới” dành cho khảnăng dàn cảnh và tính chất nghệ thuật trong các tác phẩm của Jean-Léon Gérôme: ông thường xử lí các đề tài lịch sử hoặc “hương xa” theomột phong cách rất kịch tính và hiện thực. Ngoài việc tập trung vào cáccảnh tượng ngoạn mục, ông còn gián tiếp kể những câu chuyện, bằngcách dùng khung hình theo một phong cách tiền-điện ảnh. Trong mộtbức tranh, ông diễn tả cảnh đóng đinh trên thập giá bằng cách chỉ tả cáibóng của thân hình Chúa trên mặt đất. Năm 2010, Getty đã tổchức Triển lãm tổng quan đầu tiên về các tác phẩm của Gérôme tronggần 40 năm, hợp tác với Musée d’Orsay của Paris và Museo Thyssen-Bornemisza của Madrid.Một số tranh của Gérôme (các bạn nhớ bấm thẳng vào tranh để xembản to hơn nhé):Tù trưởng Bashi BazoukPhryne trước tòaBán nô lệ ở RomeNhững người Ả Rập đang tranh luậnNgười Ả Rập vượt sa mạcNgười bán da ở CairoThe Tryst I (Cuộc hẹn hò I)The Tryst II (Cuộc hẹn hò II)The end of the sitting (Cuối buổi ngồi làm mẫu)Pygmalion và Galatee 1890