Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, đây cũng là một trong những địa bàn trọng tâm người Pháp tiến hành cướp đất, lập đồn điền sau quá trình đẩy mạnh khai thác ở lục tỉnh Nam Kì. Bằng các hình thức khác nhau, những đồn điền nông nghiệp ở Ninh Bình đã được lập ra, cùng với đó là sự hình thành trung tâm cà phê của Bắc Kì, đem lại lợi nhuận cho các điền chủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đồn điền cà phê ở tỉnh Ninh Bình thời thuộc PhápJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0057Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 55-61This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐỒN ĐIỀN CÀ PHÊ Ở TỈNH NINH BÌNH THỜI THUỘC PHÁP Hồ Công Lưu Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, đây cũng là một trong những địa bàn trọng tâm người Pháp tiến hành cướp đất, lập đồn điền sau quá trình đẩy mạnh khai thác ở lục tỉnh Nam Kì. Bằng các hình thức khác nhau, những đồn điền nông nghiệp ở Ninh Bình đã được lập ra, cùng với đó là sự hình thành trung tâm cà phê của Bắc Kì, đem lại lợi nhuận cho các điền chủ. Từ khóa: Cà phê, Ninh Bình, đồn điền, thuộc địa.1. Mở đầu Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợpphát triển nông, lâm nghiệp, được khai phá từ lâu trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đây cũng là mộttrong những địa bàn thực dân Pháp chú trọng tiến hành cướp đất, mở rộng diện tích, lập đồn điền,nhất là đồn điền sản xuất, kinh doanh cà phê sau quá trình đẩy mạnh khai thác ở lục tỉnh Nam Kì. Kế thừa một số luận điểm trong các công trình của Marius Borel: La culture du caférierau Tonkin” (Nghề trồng cà phê ở Bắc Kì, năm 1913; “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì 1884– 1918”, xuất bản năm 1996 và cuốn “Việc nhượng đất khẩn hoang ở Bắc Kì từ 1919 đến 1945”xuất bản năm 2001 của tác giả Tạ Thị Thúy. Nghiên cứu có tính hệ thống của chúng tôi về trườnghợp đồn điền cà phê ở một tỉnh đồng bằng cụ thể sẽ tiếp tục bổ sung đầy đủ và làm sáng rõ hơnvề biện pháp khai thác, cũng như diện tích, sản lượng cà phê, góp phần lí giải khoa học về nguyênnhân thất bại trong chính sách kinh tế đồn điền của Pháp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (1884 - 1945).2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số chính sách, biện pháp khai thác kinh tế đồn điền cà phê ở Ninh Bình Cà phê Arabica (cà phê chè) được du nhập vào Việt Nam từ 1886. Đây là loại cà phê cóchất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, năng suất cao hơn một số loại cà phê khác trên cùngmột diện tích. Anh em điền chủ Guillaume là những người đầu tiên mang 3000 cây giống cà phêArabica từ các cây con được gieo trồng ở Hà Nội đến với đồn điền Hà Nam, Ninh Bình, từ đó càphê được nhân giống, phát triển. Qua khảo cứu tài liệu chúng tôi nhận thấy, giai đoạn đầu, từ việc trồng đến chế biến sảnphẩm, kĩ thuật hầu như còn ở trình độ thủ công, chủ yếu bằng sức người. Trên các đồn điền trồngNgày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015Liên hệ: Hồ Công Lưu, e-mail: congluu8981@yahoo.com 55 Hồ Công Lưucà phê thường được chia theo tỉ lệ 1/5 để trồng, 4/5 để làm đồng cỏ cho gia súc tương đương. Côngtác phá hoang, đào hố, trồng cây, xới đất đều được thực hiện bởi công cụ thô sơ và bàn tay củangười dân bản xứ. Phân hóa học rất ít sử dụng, chủ yếu bón bằng phân chuồng. Điều này cũng lígiải cho việc có những đồn điền đa canh kết hợp giữa trồng cà phê và chăn nuôi. Đa số phụ nữ đảmnhiệm việc hái, chọn, phơi cà phê, để bóc vỏ người ta dùng cối đạp chân (cối gỗ) hoặc giã bằngchày tay. Bước ngoặt trong chính sách đồn điền trồng cà phê ở Ninh Bình là vào năm 1913, Trạmcôn trùng Chợ Ghềnh được thành lập dưới sự kiểm soát của Phòng Canh nông Bắc Kì. Sau năm1918, Trạm côn trùng Chợ Ghềnh được sát nhập với Trạm Phú Hộ (Phú Thọ) để nghiên cứu và hạnchế bọ rầy ở cây cà phê. Trạm tiến hành thí nghiệm trong việc chọn giống, bón phân, đốn ghép vàthuần hóa một số giống cà phê nhập từ bên ngoài [16;38]. “Trước kia, các chủ đồn điền thường chỉbón phân chuồng (khoảng 30kg/gốc/2 năm), dẫn dần họ kết hợp giữa bón phân chuồng với phânhóa học. Công thức phổ biến cho 1 cây cà phê trong 1 năm là: 10 đến 15 kg phân chuồng, 0,2 kgphosphat bicalcique, 0,15 kg sulphate amoniacque, 0,1 kg sulphate potasse. . . Theo chế độ này, 1ha có thể cho từ 375 kg đến 680 kg cà phê hàng hóa, trung bình 527 kg/ha/năm” [16;321-322].Năm 1924, Trạm Phú Hộ xây dựng xưởng cơ khí chế biến chè và cà phê, nâng cao giá trị cà phêxuất khẩu. Không riêng lĩnh vực trồng cây cà phê mà trong hoạt động của kinh tế đồn điền nông nghiệpnói chung, các điền chủ ở Ninh Bình bước đầu áp dụng kĩ thuật mới, theo hướng sản xuất hànghóa... Họ mua sắm một số máy móc phục vụ sản xuất như máy bơm, ô tô vận tải, cày bừa cải tiến,máy chọn hạt, máy sấy và máy chế biến cà phê. Tuy vậy, sự đầu tư này còn nhỏ giọt, dè chừng,những công cụ thô sơ truyền thống của nông dân địa phương như gầu, guồng, cày, bừa, liềm, hái,sức kéo bằng trâu, bò, ngựa. . . vẫn sử dụng phổ biến. Trên các đồn điền cà phê, hình thức kết hợp giữa tá canh với hình thức khai thác trực tiếp(tức sử dụng công nhân) được áp dụng phổ biến. Đối với hình thức sử dụng nhân công (culi), ngườilao động làm thuê hay còn gọi là người làm công ăn lương. Theo hình thức này thì điền chủ khaithác đất bằng việc sử dụng người lao động rồi trả lương cho họ bằng tiền hay bằng hiện vật theongày tháng hay theo công việc. Số công nhân này được tuyển mộ ngay tại các vùng nội tỉnh với giárẻ mạt hơn hẳn so với Trung Kì hay Nam Kì: “Công ti Nông nghiệp Chợ Gành sử dụng nhân côngăn lương để trồng cà phê và nuôi 500 đầu gia súc. Lương trả cho những người công nhân này là từ0,50 đồng đến 0,25 đồng/ngày cho đàn ông, từ 0,15 đồng/ ngày đến 0,18 đồng/ ngày cho đàn bà vàtừ 0,10 đồng đến 0,15 đồng/ ngày cho trẻ con” [8]. Hay Công ti Lyon “các culi được trả 0,18 đồng/1 ngày làm việc” [15;234]. Mức độ sử dụng nhân công thực tế chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 27%, sovới hơn 73% tá điền. Hình thức phổ biến vẫn là sử dụng tá điền để khai thác đồn điền, đem lại ch ...