Đóng góp của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục (1945 – 1954)
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 447.85 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhằm làm rõ những đóng góp của đội ngũ trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và khẳng định vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức trong xã hội và nhìn nhận lại vai trò quan trọng của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì bài viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để làm rõ các hoạt động và ảnh hưởng của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục từ năm 1945 đến năm 1954.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục (1945 – 1954) ĐÓNG GÓP CỦA TRÍ THỨC SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – GIÁO DỤC (1945 – 1954) Phạm Thị Vân Anh 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân và trí thức Sài Gòn – Chợ Lớnđã giành được thắng lợi to lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau và góp phần vào thắng lợi chungcủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn đã hăng háitham gia công tác phát triển, xây dựng nền giáo dục kháng chiến từ thành phố đến thị xã, từnội đô ra bưng biền. Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức còn hoạt động tích cực trên những mặt nhưvăn học, văn nghệ, báo chí trong suốt quá trình kháng chiến. Nhằm làm rõ những đóng gópcủa đội ngũ trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và khẳngđịnh vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức trong xã hội và nhìn nhận lại vai trò quan trọng củatrí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì bài viết sử dụngphương pháp lịch sử và phương pháp logic để làm rõ các hoạt động và ảnh hưởng của trí thứcSài Gòn – Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục từ năm 1945 đến năm 1954. Từ khóa: Giáo dục, Trí thức Sài Gòn, Văn hóa1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ thực tế lịch sử Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã chứng minh rằng:tầng lớp trí thức đóng một vai trò quan trọng trong cách mạng ở các nước thuộc địa. Những tríthức là người có điều kiện tiếp xúc với phong trào quốc tế và hiểu phong trào ấy, đồng thời họgần gũi với giai cấp công nông, cho nên chính họ đã đưa ra các quan điểm, tư tưởng mới vàoquần chúng, trí thức có tính dân tộc mạnh đồng thời họ là người có cảm giác nhạy cảm, nên khiphong trào cách mạng đi lên người châm ngòi đầu tiên thường là trí thức. Vậy trí thức là gì? Theo Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X,khái niệm trí thức, được Nghị quyết nêu rõ: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trìnhđộ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyềnbá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước thì trí thức góp phần không nhỏ làm nên nhữngthắng lợi đó. Sau cách mạng tháng Tám thắng lợi, thực dân Pháp lại tiếp tục quay trở lại xâmlược nước ta. Dân tộc ta lại phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Pháp và trong cuộckháng chiến này có nhiều thành phần và tầng lớp nhân dân tham gia. Trong đó có sự đấu tranhcủa tầng lớp trí thức Việt Nam, trí thức Nam bộ nói chung và trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn nóiriêng có một vị thế và vai trò quan trọng, đặc biệt được thể hiện qua chín năm kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược. Với những đóng góp quan trọng, cơ bản và mang tính quyết 341định trên nhiều lĩnh vực văn hóa, giáo dục... lực lượng trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trở thànhmột bộ phận không thể tách rời khỏi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Những đóng gópcủa họ là vô cùng lớn lao, để lại nhiều bài học quý báu. Để nhìn nhận một phần vai trò của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong cuộc kháng chiếnnày thì bài viết sẽ đề cập đến hoạt động của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóavà giáo dục từ năm 1945 đến năm 1954.2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Cách mạng tháng 8/1945 thành công, bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì tình hìnhkinh tế - xã hội Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn. Kinh tế đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị kiệt quệ hơn do chính sách vơ vét, tham tàncủa đế quốc, phát xít trong mấy mươi năm thống trị. Sau cách mạng, công nghiệp lạc hậu và đìnhđốn; nông nghiệp tiêu điều, ruộng đất bị bỏ hoang do hạn hán và lụt lội; thương nghiệp ngưngtrệ, bế tắc, hàng hóa khan hiếm; tài chính cạn kiệt, kho bạc trống rỗng. Nạn đói đầu năm 1945chưa qua khỏi thì nguy cơ của một nạn đói mới đã xuất hiện. Về văn hóa, chính sách ngu dân, lạchậu, phản động của chủ nghĩa thực dân đã để lại một di sản thảm hại với hơn 90% dân số khôngbiết chữ. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mê tín, dị đoan... trầm trọng và nặng nề. Sau ngày độc lập, lực lượng chống phá, phản kích phong trào giải phóng dân tộc; các thếlực phản động quốc tế tập trung tìm mọi cách tiêu diệt cách mạng Việt Nam. Ở miền Bắc, 20vạn quân Tưởng vượt biên giới vào Việt Nam. Quân Tưởng lộng hành, âm mưu vô hiệu hóa,gây sức ép, đòi hỏi chính quyền cách mạng thỏa mãn yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm.Không những thế, chúng còn lôi kéo lũ phản động người Việt lưu vong về mưu đồ cướp chínhquyền cách mạng, lập chính quyền phản động. Tổ chức Quốc dân quân, lực lượng vũ trangkhủng bố mang tên Thiết huyết đoàn, Thần lôi đoàn, Bàn tay máu được thiết lập dựa vàosự dung túng của quân Tưởng, chúng tiến hành cướp của, giết người vô tội, ám sát cán bộ. Tại miền Nam, tình hình nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hơn 2 vạn quân Anh kéo vào miềnNam, ngang nhiên vi phạm quy định của Hội nghị Pốtxđam, thay vì tước khí giới, quân Anhcho quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố và đòi lực lượng vũ trang cách mạnggiao nộp vũ khí. Cấm báo chí không được xuất bản và thiết quân luật, ai trái lệnh sẽ bị xử tử…Quân Nhật chiếm các trại giam, thả quan Pháp bị bắt giữ hồi tổng khởi nghĩa, thả lính Pháp bịgiam trong đêm Nhật đảo chính, trang bị lại vũ khí cho chúng. Lũ phản quốc thi nhau ngóc đầudậy hoạt động, tiếp tay, kích động dân chúng và vu khống đả kích UBND Nam Bộ. Một số phầntử phản động trong các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo lợi dụng thần quyền và lòng sùng đạo đểhoạt động chia rẽ nội bộ các tín đồ và giữa các tôn giáo. Pháp thể hiện quyết tâm giải phóng Đông Dương bằng tuyên bố của Tổng thống Đờ Gônvề Những điều kiện tổng quát của quy chế Đông Dương sẽ được hưởng, khẳng định đặt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục (1945 – 1954) ĐÓNG GÓP CỦA TRÍ THỨC SÀI GÒN - CHỢ LỚN TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA – GIÁO DỤC (1945 – 1954) Phạm Thị Vân Anh 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân và trí thức Sài Gòn – Chợ Lớnđã giành được thắng lợi to lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau và góp phần vào thắng lợi chungcủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đội ngũ trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn đã hăng háitham gia công tác phát triển, xây dựng nền giáo dục kháng chiến từ thành phố đến thị xã, từnội đô ra bưng biền. Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức còn hoạt động tích cực trên những mặt nhưvăn học, văn nghệ, báo chí trong suốt quá trình kháng chiến. Nhằm làm rõ những đóng gópcủa đội ngũ trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và khẳngđịnh vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức trong xã hội và nhìn nhận lại vai trò quan trọng củatrí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì bài viết sử dụngphương pháp lịch sử và phương pháp logic để làm rõ các hoạt động và ảnh hưởng của trí thứcSài Gòn – Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục từ năm 1945 đến năm 1954. Từ khóa: Giáo dục, Trí thức Sài Gòn, Văn hóa1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ thực tế lịch sử Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã chứng minh rằng:tầng lớp trí thức đóng một vai trò quan trọng trong cách mạng ở các nước thuộc địa. Những tríthức là người có điều kiện tiếp xúc với phong trào quốc tế và hiểu phong trào ấy, đồng thời họgần gũi với giai cấp công nông, cho nên chính họ đã đưa ra các quan điểm, tư tưởng mới vàoquần chúng, trí thức có tính dân tộc mạnh đồng thời họ là người có cảm giác nhạy cảm, nên khiphong trào cách mạng đi lên người châm ngòi đầu tiên thường là trí thức. Vậy trí thức là gì? Theo Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X,khái niệm trí thức, được Nghị quyết nêu rõ: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trìnhđộ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyềnbá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước thì trí thức góp phần không nhỏ làm nên nhữngthắng lợi đó. Sau cách mạng tháng Tám thắng lợi, thực dân Pháp lại tiếp tục quay trở lại xâmlược nước ta. Dân tộc ta lại phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Pháp và trong cuộckháng chiến này có nhiều thành phần và tầng lớp nhân dân tham gia. Trong đó có sự đấu tranhcủa tầng lớp trí thức Việt Nam, trí thức Nam bộ nói chung và trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn nóiriêng có một vị thế và vai trò quan trọng, đặc biệt được thể hiện qua chín năm kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược. Với những đóng góp quan trọng, cơ bản và mang tính quyết 341định trên nhiều lĩnh vực văn hóa, giáo dục... lực lượng trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trở thànhmột bộ phận không thể tách rời khỏi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Những đóng gópcủa họ là vô cùng lớn lao, để lại nhiều bài học quý báu. Để nhìn nhận một phần vai trò của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trong cuộc kháng chiếnnày thì bài viết sẽ đề cập đến hoạt động của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóavà giáo dục từ năm 1945 đến năm 1954.2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Cách mạng tháng 8/1945 thành công, bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì tình hìnhkinh tế - xã hội Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn. Kinh tế đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị kiệt quệ hơn do chính sách vơ vét, tham tàncủa đế quốc, phát xít trong mấy mươi năm thống trị. Sau cách mạng, công nghiệp lạc hậu và đìnhđốn; nông nghiệp tiêu điều, ruộng đất bị bỏ hoang do hạn hán và lụt lội; thương nghiệp ngưngtrệ, bế tắc, hàng hóa khan hiếm; tài chính cạn kiệt, kho bạc trống rỗng. Nạn đói đầu năm 1945chưa qua khỏi thì nguy cơ của một nạn đói mới đã xuất hiện. Về văn hóa, chính sách ngu dân, lạchậu, phản động của chủ nghĩa thực dân đã để lại một di sản thảm hại với hơn 90% dân số khôngbiết chữ. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mê tín, dị đoan... trầm trọng và nặng nề. Sau ngày độc lập, lực lượng chống phá, phản kích phong trào giải phóng dân tộc; các thếlực phản động quốc tế tập trung tìm mọi cách tiêu diệt cách mạng Việt Nam. Ở miền Bắc, 20vạn quân Tưởng vượt biên giới vào Việt Nam. Quân Tưởng lộng hành, âm mưu vô hiệu hóa,gây sức ép, đòi hỏi chính quyền cách mạng thỏa mãn yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm.Không những thế, chúng còn lôi kéo lũ phản động người Việt lưu vong về mưu đồ cướp chínhquyền cách mạng, lập chính quyền phản động. Tổ chức Quốc dân quân, lực lượng vũ trangkhủng bố mang tên Thiết huyết đoàn, Thần lôi đoàn, Bàn tay máu được thiết lập dựa vàosự dung túng của quân Tưởng, chúng tiến hành cướp của, giết người vô tội, ám sát cán bộ. Tại miền Nam, tình hình nghiêm trọng hơn rất nhiều. Hơn 2 vạn quân Anh kéo vào miềnNam, ngang nhiên vi phạm quy định của Hội nghị Pốtxđam, thay vì tước khí giới, quân Anhcho quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố và đòi lực lượng vũ trang cách mạnggiao nộp vũ khí. Cấm báo chí không được xuất bản và thiết quân luật, ai trái lệnh sẽ bị xử tử…Quân Nhật chiếm các trại giam, thả quan Pháp bị bắt giữ hồi tổng khởi nghĩa, thả lính Pháp bịgiam trong đêm Nhật đảo chính, trang bị lại vũ khí cho chúng. Lũ phản quốc thi nhau ngóc đầudậy hoạt động, tiếp tay, kích động dân chúng và vu khống đả kích UBND Nam Bộ. Một số phầntử phản động trong các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo lợi dụng thần quyền và lòng sùng đạo đểhoạt động chia rẽ nội bộ các tín đồ và giữa các tôn giáo. Pháp thể hiện quyết tâm giải phóng Đông Dương bằng tuyên bố của Tổng thống Đờ Gônvề Những điều kiện tổng quát của quy chế Đông Dương sẽ được hưởng, khẳng định đặt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trí thức Sài Gòn Giáo dục kháng chiến Trí thức Nam bộ Lịch sử Nam bộ kháng chiến Bác Hồ với nhân sĩ trí thức Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí MinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1: 1945-1954): Phần 1
729 trang 14 0 0 -
Ebook Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: Phần 2
294 trang 14 0 0 -
Xây dựng Đảng ở Nam Bộ và kế sách phối hợp với chiến trường cả nước (1952-1954)
7 trang 14 0 0 -
Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 2: 1954-1975): Phần 2
841 trang 14 0 0 -
Ebook Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh: Phần 1
238 trang 13 0 0 -
Những vấn đề lịch sử - Văn hóa của TP. Hồ Chí Minh thế kỷ XX: Phần 1
293 trang 12 0 0 -
Tạp chí Xưa và nay - Số 320 (11/2008)
41 trang 11 0 0 -
Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 2: 1954-1975): Phần 1
797 trang 9 0 0 -
Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1: 1945-1954): Phần 2
489 trang 5 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ (1945 – 1957)
285 trang 4 0 0