Danh mục

Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến của doanh nghiệp

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.44 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự cải tiến là điều kiện cần thiết và quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế canh tranh và phát triển bền vững. Theo Schrumpter (Xem Rogers 1998:6) có năm loại cải tiến, bao gồm cải tiến sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm cũ; phương pháp sản xuất mới; mở cửa thị trường mới; nguồn lực đầu vào mới; đổi mới tổ chức. Gần đây Porter and Stern (1999:12) đưa ra khái niệm cải tiến “Sự cải tiến – là phép biến đổi trí thức trong sản phẩm mới, quy trình mới, và dịch vụ mới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến của doanh nghiệp Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến của doanh nghiệpSự cải tiến là điều kiện cần thiết và quan trọng giúp doanh nghiệp nâng caolợi thế canh tranh và phát triển bền vững. Theo Schrumpter (Xem Rogers1998:6) có năm loại cải tiến, bao gồm cải tiến sản phẩm mới hoặc thay đổisản phẩm cũ; phương pháp sản xuất mới; mở cửa thị trường mới; nguồn lựcđầu vào mới; đổi mới tổ chức. Gần đây Porter and Stern (1999:12) đưa rakhái niệm cải tiến “Sự cải tiến – là phép biến đổi trí thức trong sản phẩmmới, quy trình mới, và dịch vụ mới - chứa đựng nhiều hàm lượng công nghệvà khoa học hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng”. MiléTerziovski, Professor Danny Samson and Linda Glassop (2001) kế thừa tưtưởng của Joseph Schrumpter, Roger (1998) và Porter, Stern (1999) đã tổngkết sự cải tiến biểu hiện trên bốn phương diện: cải tiến đầu vào (InputInnovation), cải tiến quy trình (Process Innovation), cải tiến sản phẩm mới(New product innovation), cải tiến chiến lược (Strategy Innovation).Sự cải tiến doanh nghiệp cần có nguồn lực đầu vào, chúng bao gồm khôngchỉ các loại vốn hữu hình (vốn vật thể, vốn tài chính...), mà còn bởi nhữngloại vốn vô hình, đặt biệt là vốn xã hội. Vốn xã hội của doanh được đặctrưng bởi sự tín cẩn (trust), sự có đi có lại hay sự hỗ tương (reciprocity), quytắc (norms) và mạng lưới xã hội (networks) (Dasgupta và Serageldin, 2000;Fountain, 1998; Lesser, 2000; Putnam, 1995). Dưới gốc độ doanh nghiệpvốn xã hội được biểu hiện dưới các hình thức tài sản mạng lưới (mạng lướikinh doanh, mạng lưới thông tin, mạng lưới nghiên cứu), tài sản tham gia(thể hiện mức độ chặt chẽ của doanh nghiệp tham gia vào các hiệp hội ngànhnghề, các hội thảo, triển lãm), tài sản quan hệ (thể hiện phạm vi và chấtlượng các mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp, khách hàng,viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý kinh tế...), tài sản thịtrường (thể hiện khả năng bán sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần doanhnghiệp), tài sản tín cẩn ( thể hiện lòng tin của các chủ thể liên quan đối vớidoanh nghiệp, như sự tín cẩn của nhà cung cấp, khách hàng, các đơn vị quảnlý ngành, trường đại học...) và sức ép cạnh tranh (Năm áp lực cạnh tranh củaPorter, 2000).Vốn xã hội cung cấp nguồn động lực cho sự cải tiến của doanh nghiệp. Đónggóp của vốn xã hội trong tiến trình cải tiến là cắt giảm chi phí giao dịch giữacác doanh nghiệp làm ăn với nhau và giữa doanh nghiệp với các chủ thểkhác trong nền kinh tế, đáng kể nhất là chi phí thông tin, sự mặt cả, quyếtđịnh chi phí, chi phí thủ tục hành chính (Maskell, 1999). Vì vậy, nếu doanhnghiệp có hàm lượng vốn xã hội lớn sẽ nâng cao sức cạnh trạnh, mở rộngqui mô sản xuất. Vốn xã hội sẽ giúp giảm những hành động phi pháp, thôngtin chính xác tạo ra sự tình nguyện gia nhập các hiệp hội, hỗ trợ thông tintrong cộng động doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương diện đóng gópcủa vốn xã hội cho quá trình cải tiến doanh nghiệp.Thứ nhất: Vốn xã hội là nguồn động lực cho sự cải tiến của doanhnghiệp:Động lực của sự cải tiến thường xuất phát từ những bức xúc từ bên trongcũng như bên ngoài doanh nghiệp. Sự bức xúc phát sinh từ mối tương quancủa hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh vềthị trường, công nghệ và lao động. Để kịp thời phát hiện những bức xúc nàyđòi hỏi doanh nghiệp phải có mạng lưới kinh doanh, mạng lưới thông tin vàmạng lưới nghiên cứu công nghệ, chúng được gọi chung là tài sản mạng lưới- một hình thức biểu hiện của vốn xã hội.Thứ hai: Đóng góp của vốn xã hội vào cải tiến đầu vào ( InputInnovation)Cải tiến đầu vào là hành vi của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và cungcấp nguồn lực mới cùng với những kiến thức mới cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Cải tiến đầu vào được đo lường trước hết bởikhả năng thăm do và tận dụng công nghệ đã được phát triển bởi những tổchức khác; thứ hai là chuỗi hợp tác của doanh nghiệp trong việc cung ứngcác nguyên liệu đầu vào; thứ ba là sự đầu tư của doanh nghiệp trong vấn đềthông tin kinh doanh (hay còn gọi là tình báo kinh doanh của doanhnghiệp).Những chỉ tiêu đo lường mức độ cải tiến đầu vào thể hiện tài sản mạng lướivà tài sản tham gia và tải sản tín cẩn (gọi chung là vốn xã hội).Về tài sảnmạng lưới và tham gia, nếu doanh nghiệp có mạng lưới xã hội tốt và thamgia nhiều hội thảo cung ứng nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hộilựa chọn và sàn lọc từ nhiều nhà cung cấp, qua đó doanh nghiệp có thể lựachọn nhà cung ứng tốt nhất. Về tài sản tín cấn, nhờ vào sự tín cẩn với cácnhà cung cấp mà doanh nghiệp gặp thuận lợi trong việc xoay sở khi gặp sựcố thiếu hụt nguyên liệu, hay nhờ vào sự tín cẩn mà nhà cung cấp muốn hợptác lâu dài nên cung ứng đầu vào với chất lượng tốt, chi phí phù hợp.Thứ ba: Đóng góp của vốn xã hội vào cải tiến quy trình ( ProcessInnovation)Cải tiến quy trình sản xuất là khả năng liên tục cải tiến của do ...

Tài liệu được xem nhiều: