Thông tin tài liệu:
Chất lượng nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hồ thuỷ sinh cảnh. Tuy nhiên, còn một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước trong hồ thuỷ sinh, đó là dòng chảy, dòng luân chuyển của nước trong hồ. 1. Dòng luân chuyển nước trong hồ thuỷ sinh là gì? Theo ý kiến chủ quan, dòng luân chuyển nước, hay dòng chảy của nước trong hồ thuỷ sinh được tạo ra bởi áp lực từ hai đầu nước vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dòng luân chuyển của nước trong hồ thủy sinh
Dòng luân chuyển của nước trong hồ thủy
sinh
Chất lượng nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của hồ thuỷ sinh cảnh. Tuy nhiên, còn một
yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng nước trong hồ thuỷ sinh, đó là dòng chảy,
dòng luân chuyển của nước trong hồ.
1. Dòng luân chuyển nước trong hồ thuỷ sinh là gì?
Theo ý kiến chủ quan, dòng luân chuyển nước, hay dòng chảy
của nước trong hồ thuỷ sinh được tạo ra bởi áp lực từ hai đầu
nước vào và ra bộ phận lọc (tối thiểu). Thực tế cho thấy khi một
lượng nước chảy vào hồ từ máy lọc, tại đầu vào (inflow), do áp
lực từ máy bơm nên dòng nước khá manh. Phần nước bị chiếm
chỗ sẽ chạy ngược vào máy bơm tại miệng hút (outflow). Nước
chảy vào - ra sẽ tạo thành dòng luân chuyển. Vì mục đích tạo
dòng chảy, ta sắp đặt đầu nước vào/ra thế nào cho hợp lý, tất
nhiên, cố gắng tạo một áp lực tối thiểu để dòng chảy hạn chế
thấp nhất khả năng tạo những điểm chết (dead point) trong hồ,
nơi nước tĩnh lặng, ít được pha loãng.
Khi lọc nước trong hồ thuỷ sinh, bộ phận lọc có nhiệm vụ lấy
nước cũ (bị ô nhiễm) ra và bơm nước mới vào (nước sau khi
được xử lý trong bồn lọc). Khi đó, nước mới vào sẽ hòa tan với
phần nước còn lại trong hồ, giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
của nước trong hồ. Với một hồ thuỷ sinh thông thường, ta có thể
tạm chia thành 3 tầng nước, tương ứng với thành phần các tạp
chất ô nhiễm thường có:
Tầng đáy: nơi các cặn bã hữu cơ, vô cơ như thức ăn thừa
của cá, xác cây chết đang phân huỷ, phân cá (những dạng
cặn chưa hòa tan), một số loại khoáng vi lượng có trọng
lượng riêng lớn hơn nước.
Tầng giữa: chứa nhiều loại cặn bã, hợp chất nhẹ hơn, trong
hồ nước động (do tác dung của dòng thổi máy lọc). Thành
phần nước tầng giữa chứa chiều hợp chất đã hoặc chưa hòa
tan trong nước, nếu không đánh giá đúng mức độ ô nhiễm
của tầng giữa, nhiều hồ thuỷ sinh vẫn chịu cảnh èo uột ốm
o kể cả khi nước nhìn có vẻ trong vắt.
Tầng mặt: Lớp nước trên mặt hồ, nơi tiếp xúc với môi
trường bên ngoài, tiếp nhận một lượng bụi thường xuyên
(nhiều khi thấy không có bao nhiêu bụi, nhưng vài tuần,
chúng ta thử vệ sinh chỗ cái quạt sẽ thấy không ít tí nào).
Ngoài ra, nhiều loại cặn bã có trọng lượng riêng gần bằng
hoặc nhẹ hơn nước sẽ có xu hướng nổi lên trên bề măt. Do
sức căng bề mặt của nước, chúng kết hợp và tạo thành một
lớp váng đục trên mặt nước ( Anh Fah đã có bài viết riêng
về váng trên mặt nước tại đây
Vậy, vấn đề đặt ra khá đơn giản, phải sắp đặt, tạo dòng làm sao
để cả 3 tầng nước trên đều được hòa tan, trong một quy trình
ngắn nhất có thể tạo được, nói chung là phát huy tối đa hiệu suất
hoạt động của lọc. Theo lý thuyết, cho nước sạch vào đầu này bể
thì hút nước ra ở đầu bể bên kia, khi đó lượng nước vào sẽ dần
chiếm chỗ lượng nước ra. Hòa tan tầng nước mặt bằng cách tạo
xao động mặt nước. Sục cặn tầng đáy bằng cách cho dòng thổi
của máy bơm chảy vừa phải trên mặt nền.
2. Dòng luân chuển của nước trong hồ tác động thế nào đến quá
trình trao đổi chất trong hồ?
Lượng nước sau khi xử lý qua máy lọc (nước sạch) mang theo
những dưỡng chất cần thiết cho cây rong trong hồ. Nước còn
mang theo dưỡng khí hòa tan cung cấp cho hồ. Sự hòa tan cũng
thúc đẩy tích cực đến các phản ứng hóa học giữa các thành phần
trong nước.
Read more: Dòng luân chuyển của nước trong hồ thủy sinh |
Sinhvatcanh.org