Danh mục

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH LÚA CÁ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.29 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chất lượng nước trong mô hình lúa – cá Sức sản xuất sinh học của ruộng lúa tuỳ thuộc nhiều vào các yếu tố sinh thái, kỹ thuật thiết kế hệ thống nuôi, chất lượng nước, phân bón và chất lượng cá giống. a. pH nước: trong ao nuôi pH thay đổi theo tính chất của đất và sự quang hợp của thực vật thuỷ sinh. Khi quang hợp tăng (CO2 giảm, H+ tăng) làm cho pH tăng và ngược lại. Sự thay đổi của PH ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình hô hấp của tôm cá. pH = 6.5-9...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH LÚA CÁ YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH LÚA CÁ 1. Chất lượng nước trong mô hình lúa – cá Sức sản xuất sinh học của ruộng lúa tuỳ thuộc nhiều vào các yếu tố sinh thái, kỹ thuật thiết kế hệ thống nuôi, chất lượng nước, phân bón và chất lượng cá giống. a. pH nước: trong ao nuôi pH thay đổi theo tính chất của đất và sự quang hợp của thực vật thuỷ sinh. Khi quang hợp tăng (CO2 giảm, H+ tăng) làm cho pH tăng và ngược lại. Sự thay đổi của PH ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình hô hấp của tôm cá. pH = 6.5-9 là thích hợp cho hầu hết các loài cá. Độ trong suất và vẩn đục: Độ trong suốt của nước là khả năng cho ánh sáng mặt trời xuyên qua, còn độ vẩn đục là khả năng ngăn cản ánh sáng xuyên qua . Chúng ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của thuỷ vực. Độ trong thấp, độ vẩn đục cao làm cho cá khó hô hấp và hoạt động bắt mồi giảm. b. CO2: nồng độ CO2 tự do cho phép ở các ao nuôi cá từ 10 – 30 mg/l. c. Oxy: nhu cầu oxy khác nhau giữa các loài cá. Trên cá đen (cá lóc, cá trê …) nhu cầu oxy thấp hơn cá trắng (cá mè vinh, cá trắm cỏ…). Oxy trong môi trường còn cần cho quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong thuỷ vực như chất thải của cá, thức ăn cho cá dư thừa…. Mức oxy từ: 0 - 0.3mg/l thì cá con có thể sống nếu nhiệt độ thấp; 0.3 – 1mg/l thì tôm cá có thể chết nếu nhiệt độ cao; 1 – 5mg/l thì tôm cá sống, nhưng phát triển chậm; > 5mg/l thì nồng độ lý tưởng đối với tôm cá. d. H2S: thường tích tụ ở đáy ao và sinh ra từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh hay trong quá trình sulfat hoá có sự tham gia cuỉa vi khuẩn yếm khí. H2S liên kết với sắt trong máu dẫn đến làm mất sự vận chuyển của oxy trong tế bào. e. Ammonia (NH3), Nitrate (NO3), Nitrite (NO2): các yếu tố này được sản sinh trong quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ, sản phẩm bài tiết của sinh vật, phân bón ….Trong môi trường Ammonia tồn tại dưới dạng khí (NH3)và dạng ion (NH4+). Trong nước vi khuẩn phân giải NH3 (độc) thành NO2 (độc) và NO3 (không độc). Hàm lượng NH3 < 0.02mg/l là an toàn cho tôm cá. Năng suất cá trong ruộng lúa phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước của hệ thống nuôi, trong đó hàm lượng nitrogen và phosphorus là hai nhân tố quan trọng trong quá trình sản sinh vật chất dinh dưỡng cho thuỷ vực. 2. Thức ăn cho cá trong mô hình lúa - cá a. Thực vật phiêu sinh (Phytoplankton): thành phần loài phiêu sinh thực vật tương đối phong phú, khoảng 182, trong đó tảo lục chiếm ưu thế cao nhất sau đó là là tảo khuê và cuối cùng là tảo lam. Các giống loài tảo thường gặp là Chlamydomonas praecox, Chlorella variegatus, Chlorogonium elongatum, Surirella robusta, Nitzschia actrinastroides, Nitzschia, Cyclotella….Bên cạnh các loài tảo chiếm ưu thế làm thức ăn tốt cho cá còn có một số loài không làm thức ăn tốt cho cá như: Polycystis incerta, Ocillatoria limosn, …. b. Động vật thuỷ sinh (Zooplankton): thành phần giống loài khá phong phú, nhiều giống loài làm thức ăn tốt cho cá. Các loài thường gặp là: Brachionus bidentata, Brachionus falcatus, Elosa woralli, Lecane luna, centropyxis aculeata, Centropyxis ecornis, Tintinopsis cylindrata…. c. Động vật đáy (Zoobenthos): thành phần động vật đáy luôn tồn tại những loài có khả năng thích nghi với điều kiện rộng muối, rộng nhiệt. Các loài thường gặp là: Limnodrilus hoffmeiteri, Aulodrilus pluriseta piguet, Chiromonus sp, … đây là những giống loài làm thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá sống ở tầng đáy (cá chép, cá rô phi, trôi Ấn Độ, tôm càng xanh…). d. Phụ phế phẩm nông nghiệp: cua, ốc, cám, bã đậu nành, rau xanh, lúa chét, cám… làm thức ăn bổ sung cho cá nuôi, làm giảm chi phi cho hệ thống nuôi kết hợp lúa – cá. 3. Các vấn đề kỹ thuật cần quan tâm a. Thiết kế mô hình: mô hình nuôi cá trong ruộng lúa thường được thiết kế là ruộng có mương bên, ruộng có mương dạng chữ thập, ruộng có ao hay mương ở trung tâm, ruộng có mương xung quanh hay ruộng liền với ao ươn và dưỡng cá. Trong đó, ruộng có mương bao xung quanh hoặc thông với ao ương và dưỡng cá là phổ biến. mương có độ sâu 1 – 1.5 m. b. Diện tích: diện tích ao, mương chiếm 20 – 25% diện tích ruộng. Trên bờ có thể kết hợp trồng rau màu để tăng thêm sản phẩm thu hoạch. c. Mùa vụ: vụ Hè – Thu (tháng 3 – tháng 7) và Đông - Xuân (tháng 10 – tháng 2 năm sau). nếu ruộng nuôi giữ được nước ta có thể thả cá bất cứ lúc nào. Thời gian thả tốt nhất là vào tháng 3 hoặc tháng 4 và thu hoạch trước lúc lũ lên, nếu ruộng có thể giữ nước tốt ta thu hoạch vào đầu vụ Đông – Xuân tức là khi lũ đã qua. Ruộng sạ: thả cá ở 20 - 25 ngày sau sạ. d. Mật độ và loại cá thả nuôi trong mô hình lúa -cá * Mật độ 0.5 – 1 con / m2, nếu điều kiện quản lý chăm sóc tốt: 1.5 – 2 con / m2. * Thành phần cá nuôi: 30 – 35% cá mè vinh, 20 -25% cá chép, 20 – 25% cá rô phi, 10% các loại cá khác, có thế nuôi thêm tôm càng xanh với tỉ lệ 10 – 15%. Thành phần cá nuôi có thể là: mè vinh (40%), cá rô phi (20%), cá chép (15%), cá mè trắng (10%), cá sặc rằn (10%), cá hường (5%). Hoặc mè vinh (50%), cá rô phi (30%), cá chép (20%) …. Mô hình nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa mang lại cơ hội đa dạng hóa mô hình canh tác nông nghiệp, Phá thế độc canh của cây lúa, tận dụng được nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật, tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, hạn chế sử dụng nông dược, giảm ô nhiễm môi trường, đa dạng hóa sản xuât và cơ cấu mùa vụ, giảm rũi ro, tăng thu nhập. ...

Tài liệu được xem nhiều: