Động lực hình thành các thể thơ dân tộc trong văn học Việt Nam trung đại
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 262.58 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các thể thơ dân tộc có nguồn gốc nội sinh trên nền tảng các thể loại văn học dân gian của dân tộc, bao gồm vãn vè, lục bát, song thất lục bát và hát nói. Việc hình thành các thể thơ này thể hiện ý thức dân tộc, tư duy sáng tạo của nhân dân và đánh dấu bước tiến lớn cho văn học chữ Nôm và văn học dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động lực hình thành các thể thơ dân tộc trong văn học Việt Nam trung đại ĐỘNG LỰC HÌNH THÀNH CÁC THỂ THƠ DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI LÊ NGUYỄN HẠNH NGUYÊN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Các thể thơ dân tộc có nguồn gốc nội sinh trên nền tảng các thể loại văn học dân gian của dân tộc, bao gồm vãn vè, lục bát, song thất lục bát và hát nói. Việc hình thành các thể thơ này thể hiện ý thức dân tộc, tư duy sáng tạo của nhân dân và đánh dấu bước tiến lớn cho văn học chữ Nôm và văn học dân tộc. Tìm hiểu về động lực hình thành các thể thơ dân tộc giúp người đọc thấy được vị thế và tầm quan trọng của các thể thơ dân tộc trong văn học trung đại và trong tiến trình văn học Việt Nam. Từ khóa: Thể thơ dân tộc, văn học trung đại, động lực hình thành, nội sinh. 1. MỞ ĐẦU Trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại có một vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể thấy nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc. Từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Các thể thơ dân tộc là một trong những thành tựu nổi bật của văn học trung đại. Việc hình thành các thể thơ dân tộc có một vị trí quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc nói chung và trong văn học trung đại nói riêng. 2. NỘI DUNG 2.1. Các thể thơ dân tộc trong văn học Việt Nam trung đại Văn học Việt Nam cũng như văn học của nhiều nước trên thế giới bao gồm hai bộ phận là: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là quá trình xây dựng và rèn giũa ngôn ngữ dân tộc, thể loại văn học dân tộc, nâng cao năng khiếu thẩm mỹ và bồi dưỡng tâm hồn của nhân dân ta. Văn học dân gian là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của một quốc gia, một dân tộc. Nó có tác động sâu sắc đến nền văn học viết. Văn học viết lại được chia thành hai giai đoạn, phụ thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm của nó là văn học trung đại và văn học hiện đại. Văn học trung đại Việt Nam hình thành các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật quan trọng nhất, làm nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển phong phú của văn học dân tộc về sau. Ở giai đoạn đầu của nền văn học viết, các tác phẩm được sáng tác với chủ đề thể hiện về những vấn đề trọng đại của đất nước, về những tâm tư, khát vọng của con người thời đại. Ngay từ khi mới ra đời, văn học chữ Hán được coi là văn chương cao quý, là dòng chính thống. Từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường. Trên thực tế, trong lịch sử văn học Việt Nam đã tồn tại những tác phẩm bất hủ được viết bằng chữ Hán như Thiên đô chiếu, bài thơ thần Nam quốc sơn hà; những bài thơ nổi tiếng như Cáo tật thị chúng, Tụng giá hoàn kinh sư, Thuật hoài, Thiên Trường vãn vọng,... Tuy nhiên, thơ Đường luật nằm trong khuôn khổ văn học trung đại Việt Nam đã bộc lộ những khuyết điểm trong hoạt động sáng tác. Thơ Đường luật bát cú hay tứ tuyệt, với số câu, số chữ giới hạn, không chứa đựng nổi hiện thực lớn lao, những tình cảm bay bổng, phóng khoáng, không diễn tả được những cảm xúc mãnh liệt của con người trước những biến động của lịch sử. Vì thế trong quá trình vận động của thơ ca 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 đã diễn ra quá trình Việt hóa các thể thơ Đường luật và quan trọng hơn cả là quá trình hình thành các thể thơ dân tộc. Nhu cầu xây dựng thể loại văn học dân tộc đã bắt đầu từ sự “cách tân” thể loại ngoại nhập đến việc sáng tạo những thể thơ mới cho thơ ca dân tộc. Từ thế kỷ XIV, văn học chữ Nôm đã trở thành một bộ phận quan trọng trong dòng văn học viết. Sự ra đời và phát triển của văn học chữ Nôm là một tất yếu của quá trình văn học nước ta. Văn học chữ Nôm có thể ra đời và phát triển được trước hết chủ yếu dựa trên cơ sở của văn học dân gian. Từ cơ sở đó đã tạo nên một trong những thành tựu của văn học trung đại về mặt thể loại đó là xây dựng các thể thơ dân tộc. Bài thơ lục bát sớm nhất còn được lưu trữ trong thư tịch là một bài hát cửa đình của Lê Đức Mao (1462-1529). Trong tác phẩm Nam phong giải trào, ông Trần Danh Án cũng ghi được một số bài hát cửa đình theo thể lục bát từ thời Lê. Sang thế kỷ thứ XVIII và XIX, lục bát đã trải qua thời kỳ cực thịnh với những tác phẩm danh tiếng như Nhị độ mai (không rõ tác giả), Bích Câu kỳ ngộ (không rõ tác giả), Hoa Tiên truyện của Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Truyện kiều của Nguyễn Du (1765-1820), Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Điều đáng lưu ý là thể lục bát cũng đã được sử dụng trong một s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động lực hình thành các thể thơ dân tộc trong văn học Việt Nam trung đại ĐỘNG LỰC HÌNH THÀNH CÁC THỂ THƠ DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI LÊ NGUYỄN HẠNH NGUYÊN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Các thể thơ dân tộc có nguồn gốc nội sinh trên nền tảng các thể loại văn học dân gian của dân tộc, bao gồm vãn vè, lục bát, song thất lục bát và hát nói. Việc hình thành các thể thơ này thể hiện ý thức dân tộc, tư duy sáng tạo của nhân dân và đánh dấu bước tiến lớn cho văn học chữ Nôm và văn học dân tộc. Tìm hiểu về động lực hình thành các thể thơ dân tộc giúp người đọc thấy được vị thế và tầm quan trọng của các thể thơ dân tộc trong văn học trung đại và trong tiến trình văn học Việt Nam. Từ khóa: Thể thơ dân tộc, văn học trung đại, động lực hình thành, nội sinh. 1. MỞ ĐẦU Trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại có một vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể thấy nền văn học ấy đã nảy sinh từ chính quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc. Từ văn học trung đại, những truyền thống lớn trong văn học dân tộc đã hình thành, phát triển và ảnh hưởng rất rõ đến sự vận động của văn học hiện đại. Các thể thơ dân tộc là một trong những thành tựu nổi bật của văn học trung đại. Việc hình thành các thể thơ dân tộc có một vị trí quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc nói chung và trong văn học trung đại nói riêng. 2. NỘI DUNG 2.1. Các thể thơ dân tộc trong văn học Việt Nam trung đại Văn học Việt Nam cũng như văn học của nhiều nước trên thế giới bao gồm hai bộ phận là: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là quá trình xây dựng và rèn giũa ngôn ngữ dân tộc, thể loại văn học dân tộc, nâng cao năng khiếu thẩm mỹ và bồi dưỡng tâm hồn của nhân dân ta. Văn học dân gian là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của một quốc gia, một dân tộc. Nó có tác động sâu sắc đến nền văn học viết. Văn học viết lại được chia thành hai giai đoạn, phụ thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm của nó là văn học trung đại và văn học hiện đại. Văn học trung đại Việt Nam hình thành các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật quan trọng nhất, làm nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển phong phú của văn học dân tộc về sau. Ở giai đoạn đầu của nền văn học viết, các tác phẩm được sáng tác với chủ đề thể hiện về những vấn đề trọng đại của đất nước, về những tâm tư, khát vọng của con người thời đại. Ngay từ khi mới ra đời, văn học chữ Hán được coi là văn chương cao quý, là dòng chính thống. Từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường. Trên thực tế, trong lịch sử văn học Việt Nam đã tồn tại những tác phẩm bất hủ được viết bằng chữ Hán như Thiên đô chiếu, bài thơ thần Nam quốc sơn hà; những bài thơ nổi tiếng như Cáo tật thị chúng, Tụng giá hoàn kinh sư, Thuật hoài, Thiên Trường vãn vọng,... Tuy nhiên, thơ Đường luật nằm trong khuôn khổ văn học trung đại Việt Nam đã bộc lộ những khuyết điểm trong hoạt động sáng tác. Thơ Đường luật bát cú hay tứ tuyệt, với số câu, số chữ giới hạn, không chứa đựng nổi hiện thực lớn lao, những tình cảm bay bổng, phóng khoáng, không diễn tả được những cảm xúc mãnh liệt của con người trước những biến động của lịch sử. Vì thế trong quá trình vận động của thơ ca 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 đã diễn ra quá trình Việt hóa các thể thơ Đường luật và quan trọng hơn cả là quá trình hình thành các thể thơ dân tộc. Nhu cầu xây dựng thể loại văn học dân tộc đã bắt đầu từ sự “cách tân” thể loại ngoại nhập đến việc sáng tạo những thể thơ mới cho thơ ca dân tộc. Từ thế kỷ XIV, văn học chữ Nôm đã trở thành một bộ phận quan trọng trong dòng văn học viết. Sự ra đời và phát triển của văn học chữ Nôm là một tất yếu của quá trình văn học nước ta. Văn học chữ Nôm có thể ra đời và phát triển được trước hết chủ yếu dựa trên cơ sở của văn học dân gian. Từ cơ sở đó đã tạo nên một trong những thành tựu của văn học trung đại về mặt thể loại đó là xây dựng các thể thơ dân tộc. Bài thơ lục bát sớm nhất còn được lưu trữ trong thư tịch là một bài hát cửa đình của Lê Đức Mao (1462-1529). Trong tác phẩm Nam phong giải trào, ông Trần Danh Án cũng ghi được một số bài hát cửa đình theo thể lục bát từ thời Lê. Sang thế kỷ thứ XVIII và XIX, lục bát đã trải qua thời kỳ cực thịnh với những tác phẩm danh tiếng như Nhị độ mai (không rõ tác giả), Bích Câu kỳ ngộ (không rõ tác giả), Hoa Tiên truyện của Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Truyện kiều của Nguyễn Du (1765-1820), Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Điều đáng lưu ý là thể lục bát cũng đã được sử dụng trong một s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thể thơ dân tộc Văn học trung đại Văn học dân tộc Văn học chữ Nôm Tiến trình văn học Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
31 trang 33 0 0
-
0 trang 32 0 0
-
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam: Phần 2
149 trang 30 0 0 -
Toàn tập về Ngô Thì Nhậm (Tập IV): Phần 2
466 trang 30 0 0 -
0 trang 29 0 0
-
vũ trung tùy bút: phần 1 - nxb văn nghệ thành phố hồ chí minh
94 trang 27 0 0 -
Đặc trưng của văn học thiếu nhi Việt Nam
14 trang 27 0 0 -
Truyện thơ - Cung oán ngâm khúc: Phần 2
71 trang 25 0 0 -
Giáo trình Giảng văn học Việt Nam trong chương trình THCS: Phần 2
136 trang 25 0 0 -
Thơ Nôm Hàn luật - Tổng tập văn học Nôm Việt Nam (Tập 1): Phần 2
452 trang 24 0 0