Danh mục

Động lực và rào cản áp dụng marketing xanh đối với các doanh nghiệp

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 629.92 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích chính của nghiên cứu này là tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về Marketing xanh - triết lý Marketing phục vụ khách hàng đồng thời hướng đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và hệ sinh thái toàn cầu. Xuất phát từ thực tế rằng có nhiều tổ chức hay doanh nghiệp đã nghe nói đến Marketing xanh và hiểu rằng nó tốt cho môi trường, nhưng không sẵn sàng vận dụng nó, với rất nhiều lý do được nêu ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động lực và rào cản áp dụng marketing xanh đối với các doanh nghiệp ĐỘNG LỰC VÀ RÀO CẢN ÁP DỤNG MARKETING XANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP PGS.TS. Vũ Trí Dũng TS. Phạm Hồng Hoa ThS. Phạm Thị Kim Thanh Trường Đại học inh tế Quốc d n T M TẮT Mục đích chính của nghiên cứu này là tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về Marketing xanh - triết lý Marketing phục vụ khách hàng đồng thời hướng đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và hệ sinh thái toàn cầu. Xuất phát từ thực tế rằng có nhiều tổ chức hay doanh nghiệp đã nghe nói đến Marketing xanh và hiểu rằng nó tốt cho môi trường, nhưng không sẵn sàng vận dụng nó, với rất nhiều lý do được nêu ra. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu các động lực thúc đẩy và các rào cản cản trở các doanh nghiệp áp dụng triết lý này. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu tại bàn, bắt đầu với việc tìm hiểu nội hàm khái niệm và các quan điểm tiếp cận khái niệm Marketing xanh. Tiếp đó, nhóm tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu lý thuyết có liên quan đến chủ đề và mục đích nghiên cứu, nhằm có cái nhìn tổng quát về sự ra đời, phát triển hoặc thay đổi của nó trong các bối cảnh tương ứng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc tổng quan lý thuyết để làm tiền đề gợi mở và phát triển các nghiên cứu thực tiễn tiếp theo sau này. Từ khóa: Marketing xanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ABSTRACTS The main purpose of this study is to review the theoretical research on Green Marketing - the philosophy to serve customers at the same time towards the protection of the natural environment and the global ecosystem. With the fact that many organizations or businesses have heard of green marketing and understand that it is good for the environment, but they are not ready to use it, for many reasons. This study is conducted with the aim of understanding the drivers and barriers that prevent businesses from adopting this philosophy. The method of the study is desk research, starting with finding and understanding the conceptual connotation and the concept of the Green Marketing approach. Next, the authors review the theoretical works related to the research‟s topic and purpose, in order to have an overview of its development or change in relevant contexts. This research just stops at the theoretical review to serve as a premise to suggest and develop the practical research in the future. Keywords: Green marketing, corporate social responsibility 1. MARKETING XANH Marketing xanh là một chủ đề nghiên cứu bắt đầu được các học giả trên thế giới quan tâm từ giữa những năm 1970. Năm 1975, Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ tổ chức hội thảo lần đầu tiên về marketing sinh thái (ecological marketing). Các kỷ yếu của hội thảo này sau đó được Henion và Kinnear biên soạn thành cuốn sách đầu tiên về chủ đề này có tiêu đề là “Ecological Marketing” (Marketing Sinh thái) và xuất bản vào năm 1976. 397 Mặc dù được giới thiệu từ giữa những năm 1970, nhưng phải đến cuối những năm 1980 quan niệm về marketing xanh mới thực sự được quan tâm, do đến giai đoạn này người tiêu dùng mới quan tâm nhiều tới sản phẩm xanh, nâng cao nhận thức và sẵn sàng chi trả cho đặc tính xanh của sản phẩm. Bên cạnh ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, từ cuối những năm 1980, vấn đề “phát triển bền vững” trở thành mối quan tâm hàng đầu của quốc tế và chính phủ các nước trong việc hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài trong đó lồng ghép sự hài hòa giữa kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Theo Peattie (2005), sự tiến triển của marketing xanh trải qua từ năm 1975 đến nay ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, các học giả sử dụng thuật ngữ “Marketing sinh thái” (ecological Marketing) để mô tả về Marketing xanh (Ottman, 1998). Trong giai đoạn này, Marketing xanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hỗ trợ và khắc phục các vấn đề môi trường. Sang giai đoạn thứ hai, thuật ngữ “Marketing môi trường” (environmental Marketing) được sử dụng để mô tả Marketing xanh (Coddington, 1993). Sang giai đoạn này, quan niệm về marketing xanh chuyển sang chú trọng tới các công nghệ sạch liên quan đến thiết kế và đổi mới sản phẩm sao cho giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và rác thải. Trong giai đoạn thứ ba (từ cuối những năm 1990), thuật ngữ “bền vững” (sustainable) được sử dụng để mô tả về marketing xanh (Fuller, 1999). Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới định nghĩa thuật ngữ “phát triển bền vững” trong Báo cáo Brundtland năm 1987 là: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Quan điểm phát triển bền vững nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường không có nghĩa là phủ nhận sự thịnh vượng kinh tế mà quan điểm này khuyến khích tư duy lại về cách chúng ta tham gia vào hoạt động marketing. Xuất phát từ nhiều quan điểm về xã hội, môi trường, marketing và bán hàng, các học giả đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về marketing. Các khái niệm này, do xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau, nên có nhiều sự khác biệt. Một số khái niệm về Marketing xanh được sử dụng phổ biến bao gồm: Khái niệm về Marketing xanh đầu tiên được giới thiệu trong cuốn sách Marketing Sinh thái của Henion và Kinnear (1976) là“việc thực hiện các chương trình marketing hướng đến các đoạn thị trường quan tâm đến môi trường”. Theo khái niệm trên của Henion và Kinnear, hoạt động Marketing xanh của doanh nghiệp tập trung vào các nhóm khách hàng “xanh”, những khách hàng có tư tưởng ủng hộ tư tưởng sinh thái. Hiệp h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: