Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở Việt Nam NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TS. Phạm Thị Nga1, ThS. Phạm Thị Thu Hường2 (1) Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (2) Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt: Hiện nay, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài là bước đi hiệu quả nhất cho các nước đang phát triển, trong đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investmen - FDI) thường được các nước lựa chọn trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. FDI giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây ra tình trạng nợ đối các nước nhận đầu tư. Đối với Việt Nam, FDI là một kênh quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong bối cảnh nguồn vốn trong nước còn hạn chế như hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn vốn FDI cũng tạo ra những tác động tích cực tới phát triển kinh tế nhất là phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Chính vì vậy, thu hút FDI theo hướng chọn lọc, nâng cao chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững. Bài viết đề cập tới những tác động tích cực và hạn chế của FDI tới phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở Việt Nam. Trong bài viết có bàn về khái niệm FDI “sạch”. Từ khóa: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực, tác động tiêu cực, phát triển kinh tế bền vững 1. Một số khái niệm cơ bản * Khái niệm FDI Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993), FDI được định nghĩa là:“một khoản đầu tư với những quan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác.Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác đó”. Theo khái niệm của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính Phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp Liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. Theo quy định tại khoản 1 điều 2, Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000 quan niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”. Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế. * Khái niệmFDI sạch FDI sạch là FDI cần thiết phải hướng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững, cụ thể phải đáp ứng các yêu cầu: Lợi ích kinh tế: phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư: nước đầu tư mong muốn nhận được các lợi ích kinh tế như nguồn lao động và nguyên vật , 253 liệu rẻ hơn. Đối với nước tiếp nhận đầu tư mong muốn tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững. Lợi ích xã hội: hướng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe… Lợi ích môi trường: phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, phát triển công nghiệp sạch, bảo vệ môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường 3. * Phát triển kinh tế bền vững Một nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (i) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. (ii) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững. (iii) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá 4.Như vậy, tính bền vững của nền kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh: sự gia tăng quy mô kinh tế, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và bình đẳng về cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của mọi người. Hiện nay, có thể thấy “một vòng tròn nghịch lý” ở các nước đang phát triển đó là: đầu tư cho khoa học công nghệ thấp vì tỷ lệ tích lũy nội địa thấp - tích lũy nội địa thấp vì thu nhập thấp - thu nhập thấp vì năng suất lao động thấp - năng suất lao động thấp vì trình độ công nghệ thấp - trình độ công nghệ thấp vì đầu tư cho KHCN thấp5…Như vậy, trong bối cảnh nguồn lực trong nước còn hạn chế như hiện nay, FDI là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đi ban đầu tạo ra “cú huých” cho sự phát triển kinh tế. FDI là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển trên các khía cạnh: tăng quy mô vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước, chuyển giao, phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển (nước nhận đầu tư), giải quyết việc làm, từng bước đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế, nâng ca ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Phát triển kinh tế bền vững Chiến lược phát triển kinh tế FDI tới phát triển kinh tế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt NamTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 712 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 689 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 374 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0