Danh mục

Động thái huỳnh quang và quang hợp của một số giống đậu đen chịu thiếu nước khác nhau khi gây hạn ở thời kì ra hoa

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 784.03 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu động thái huỳnh quang và quang hợp của 3 giống đậu đen chịu thiếu nước khác nhau khi gây hạn ở thời kì ra hoa cho thấy: trong quá trình gây hạn, trị số Fo của huỳnh quang tăng 5-16,4%, các trị số Fm và Fvm bị giảm sút tương ứng 26,7% và 25,5%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Động thái huỳnh quang và quang hợp của một số giống đậu đen chịu thiếu nước khác nhau khi gây hạn ở thời kì ra hoaTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 2/2016 83 ĐỘNG THÁI HUỲNH QUANG VÀ QUANG HỢP CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU ĐEN CHỊU THIẾU NƯỚC KHÁC NHAU KHI GÂY HẠN Ở THỜI KÌ RA HOA Đàm Thị Thùy, Nguyễn Văn Mã1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu động thái huỳnh quang và quang hợp của 3 giống đậu đen chịu thiếu nước khác nhau khi gây hạn ở thời kì ra hoa cho thấy: trong quá trình gây hạn, trị số Fo của huỳnh quang tăng 5-16,4%, các trị số Fm và Fvm bị giảm sút tương ứng 26,7% và 25,5%. Khi tưới nước trở lại, trị số Fo giảm tới giá trị tương đương đối chứng sau 4 ngày, trong khi đó Fm và Fvm tăng lên tới 97% so với đối chứng. Cường độ quang hợp của lá ở thời kì ra hoa chịu ảnh hưởng bởi thiếu nước nhiều hơn huỳnh quang, giảm 31,3% so với đối chứng. Khi tưới nước trở lại cường độ quang hợp tăng lên tới giá trị 92% so với đối chứng, khả năng phục hồi cường độ quang hợp ở giống chịu thiếu nước tốt hơn thường ở mức cao hơn so với các giống chống chịu yếu hơn. Từ khoá: huỳnh quang, quang hợp, đậu đen, gây hạn, thời kì ra hoa.1. MỞ ĐẦU Cây đậu đen thuộc họ Đậu, là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được gieotrồng rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi thường xuyên xảy ra thiếu nước. Việcnghiên cứu ảnh hưởng của thiếu nước tới cây đậu đen để phát triển trồng trọt và chọngiống phù hợp cho loại cây trồng này ở vùng khô hạn còn ít được chú ý. Huỳnh quang diệplục và cường độ quang hợp là những thông số phản ánh trạng thái của bộ máy quang hợptrong điều kiện bất lợi của môi trường, do đó việc nghiên cứu các chỉ tiêu này trong điềukiện thiếu nước cho phép phân tích sâu mức độ ảnh hưởng của môi trường tới trạng thái vàhoạt động của bộ máy quang hợp, giúp cho việc đánh giá chính xác khả năng chịu hạn củacây trồng.2. VẬT LÍ TRỊ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các giống đậu đen được chọn lọc và đánh giá sơ bộ về khả năng chịu thiếu nước theoNguyễn Huy Hoàng (1992) khi cho nảy mầm trong dung dịch đường theo phương pháp1 Nhận bài ngày 04.01.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.01.2016. Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Mã; Email: nvanma@yahoo.com.84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIVolcova và cs. (1984). Giống MV01 biểu hiện chịu thiếu nước tốt, giống VN84 chịu thiếunước khá, giống APN82 chịu thiếu nước trung bình. Gieo hạt 3 giống đậu đen trong điều kiện nhà lưới thuộc Trường ĐHSP Hà Nội 2. Hạtđược gieo trong chậu đường kính 35cm, cao 45cm với 6 lần nhắc lại, đảm bảo độ đồng đềuvề đất, phân bón và chế độ chăm sóc. Khi cây bắt đầu ra hoa tiến hành gây hạn bằng cáchngừng tưới nước ở lô thí nghiệm, đồng thời che mưa và giọt sương bằng mái ni lông trongsuốt. Đến khi lá dưới cùng bắt đầu bị héo thì ngừng gây hạn và tưới nước trở lại. Đo các chỉ số huỳnh quang Fo, Fm, Fvm và cường độ quang hợp ở lá thứ 3 tính từngọn hàng ngày trong suốt quá trình gây hạn (4 ngày) và thời gian tưới nước phục hồi saugây hạn (4 ngày). Sử dụng máy đo huỳnh quang OSI 30 (xuất xứ Anh) và máy đo cườngđộ quang hợp PP system TPS2 (xuất xứ Mỹ) và đo theo phương pháp của Nguyễn Văn Mãvà cs.(2013).3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN3.1. Kết quả thăm dò mức độ chịu thiếu nước của các giống đậu đen thông quatỷ lệ nảy mầm của hạt Khả năng nảy mầm của hạt là chỉ tiêu phản ánh sức chống chịu của chúng đối với môitrường bất lợi. Heikal và cs.(1981) cho biết những giống có khả năng chịu hạn tốt là nhữnggiống có khả năng nảy mầm tốt trong điều kiện thiếu nước. Nguyễn Huy Hoàng (1992) đãsử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nảy mầm của hạt trong điều kiện dung dịch đường để phân loại mứcđộ chống chịu hạn của các giống đậu tương. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để đánhgiá sơ bộ mức độ chịu thiếu nước của một số giống đậu đen đang gieo trồng phổ biến ởphía Bắc. Bảng 2.1. Tỷ lệ nảy mầm của một số giống đậu đen trong dung dịch đường Giống Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 APN82 32,13 ± 0,54 43,87 ± 0,23 56,76 ± 0,76 VN84 53,12± 0,78 71,45 ± 0,89 79,38 ± 0,67 AG2003 45,56 ± 0,45 76,56 ± 0,39 83,45 ± 0,55 BĐ14 64,17 ± 0,12 79,14 ± 0,56 95,78 ± 0,67 MV01 67,56 ± 0,56 85,78 ± 0,26 98,45 ± 0,13 Kalindi 76 54,14 ± 0,87 61,11 ± 0,67 76,15 ± 0,54 Kết quả cho thấy trong điều kiện dung dịch đường có áp suất thẩm thấu 9 atmotphe sựnảy mầm của hạt thời gian đầu rất khó khăn. Sự nảy mầm rõ rệt thấy từ ngày 3 và cho đếnngày 7 các giống có tỷ lệ nảy mầm khá phân biệt. Căn cứ tỷ lệ nảy mầm lúc này và theo TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 2/2016 85 cách đề xuất của Nguyễn Huy Hoàng (1992), chúng tôi chọn 3 giống có tỷ lệ nảy mầm phân biệt rõ rệt để nghiên cứu: giống MV01 chịu thiếu nước tốt với tỷ lệ nảy mầm cao 98,45%, giống VN84 chịu thiếu nước khá 79,38% và giống APN82 chịu thiếu nước trung bình với tỷ lệ nảy mầm 56,76%. 3.2. Động thái huỳnh quang diệp lục của các giống đậu đen khi gây hạn ở thời kì ra hoa Bảng 2.2. Huỳnh quang ổn định (F0) của 3 giống đậu đen khi gây hạn ở thời kì ra hoa Giống APN 82 Giống VN 84 Giống MV01 % so % so % soNgày TN ĐC TN ĐC TN ĐC ĐC ...

Tài liệu được xem nhiều: