Danh mục

Đông y trị chứng dương hư

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.52 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đông y trị chứng dương hưTheo Đông y, những loại thuốc chữa chứng dương hư còn gọi là thuốc bổ dương. Chứng dương hư được biểu hiện trên lâm sàng là thận dương hư, tỳ dương hư và tâm dương hư. Nhưng trong cơ thể của chúng ta thì thận được coi là chủ đạo vì vừa là nguồn gốc của tiên thiên (tiên thiên chi bản), lại vừa là căn bản của sự sống (sinh mệnh chi căn bản). Song toàn bộ dương khí trong và ngoài đều do thận cung cấp và duy trì vì thận là chủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đông y trị chứng dương hư Đông y trị chứng dương hư Theo Đông y, những loại thuốc chữa chứng dương hư còn gọi là thuốc bổ dương. Chứng dương hư được biểu hiện trên lâm sàng là thận dương hư, tỳ dương hư và tâm dương hư. Nhưng trong cơ thể của chúng ta thì thận được coi là chủ đạo vì vừa là nguồn gốc của tiên thiên (tiên thiên chi bản), lại vừa là căn bản của sự sống (sinh mệnh chi căn bản). Song toàn bộ dương khí trong và ngoài đều do thận cung cấp và duy trì vì thận là chủ mệnh của môn hóa (có thể nóidương khí là năng lượng hoạt động của sinh mệnh), cho nên thuốc bổ dương chủ yếu làbổ thận dương.Trong Đông dược có rất nhiều loại, song ở đây chỉ xin nêu một vài loại thường gặp màtrong nhân dân ta vẫn thường dùng như lộc nhung, tắc kè, tử hà xa, ích trí nhân, bổ cốtchi, nhục thung dung, ba kích thiên, dâm dương hoắc, đỗ trọng, tục đoạn, cẩu tích, cốttoái bổ, thỏ ty tử, đông trùng hạ thảo...Vị thuốc chủ đạo trị chứng dương hư là ích trí nhân. Theo Đông y tác dụng dược lý là ôntỳ, khai vị nhiếp diên, ôn thần, cố tinh, súc niệu. Chủ trị chứng tiết tả, đau bụng lạnh,mồm nhiều nước dãi, di tinh, đái dầm, băng lậu. Trong sách Bản thảo thập di ghi chủ trịtinh hư lậu, tiểu rắc, ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí, còn sách Bảnthảo bị yếu nói: sáp tinh cố khí, làm tan uất kết nên khí được tuyên thông, ôn trung tiếnthực, nhiếp diên hóa, súc tiểu tiện (làm bớt nước miếng, bớt tiểu), trị ẩu thổ tiết tả, kháchhàn phạm vị, lãnh khí phúc thống, băng đái tiết tinh. Liều sử dụng thông thường cho mỗithang thuốc từ 4-12g trong ngày.Để có thể tham khảo và có thể áp dụng, dưới đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị liệutừ vị ích trí nhân.Trị tiểu đêm nhiều lần (do thận bàng quang hư hàn): Ích trí nhân 20 hạt, cho vài hạt muốisắc với 200ml nước, uống trước khi đi ngủ.Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm (dùng phương Súc tuyền hoàn trong Phụ nhân lươngphương): Ích trí nhân, ô dược, hoài sơn (chưng rượu), lượng mỗi vị đều bằng nhau, tánbột làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày uống 2-3 lần.Trị di tinh do thận dương hư và bạch đới ở nữ (dùng phương Ích trí hoàn): Ích trí nhân,phục linh, phục thần, mỗi vị đều có lượng như nhau, đem tán bột mịn, mỗi lần uống 8g,ngày uống 2 lần với nước sôi còn ấm.Trị nước rãi chảy nhiều (do tỳ vị hư hàn): Sử dụng phương Ích trí ẩm gồm các vị ích trínhân 12g, đảng sâm 12g, bán hạ 12g, quất bì 12g, xa tiền tử 12g, phục linh 16g. Tất cảsắc lấy nước uống.Trị tiêu chảy do tỳ, thận dương hư: Ích trí nhân 12g, hoài sơn 12g, kha tử nhục 12g, mộchương 6g, tiểu hồi 6g, can khương 6g, trần bì 6g, ô mai 6g. Tất cả tán bột mịn hồ hoàn.Mỗi lần uống 4-8g, ngày uống 2 lần tùy theo tuổi.

Tài liệu được xem nhiều: