Đột biến gen BTK trên bệnh nhân thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 437.54 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình phát hiện và mô tả các đột biến gen BTK trên bệnh nhân trẻ em Việt Nam bị XLA. Nghiên cứu tiến hành phân tích đột biến gen BTK từ RNA trong máu ngoại vi
của 22 bệnh nhân. Toàn bộ vùng mã hóa protein của gen BTK được khuếch đại và giải trình tự chuỗi DNA.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đột biến gen BTK trên bệnh nhân thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐỘT BIẾN GEN BTK TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU GAMMAGLOBULIN MÁU LIÊN KẾT NHIỄM SẮC THỂ X Hoàng Anh Vũ*, Phan Thị Xinh**, Nguyễn Hoàng Mai Anh***, Hoàng Lê Phúc*** TÓM TẮT Giới thiệu: Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X (X‐linked agammaglobulinemia (XLA) là một dạng suy giảm miễn dịch tiên phát mà chẩn đoán lâm sàng thường phải phân biệt với nhiều dạng rối loạn miễn dịch khác. Đột biến gen BTK là nguyên nhân gây bệnh trong phần lớn các trường hợp và được xem như một dấu ấn sinh học quan trọng giúp hỗ trợ chẩn đoán cũng như tư vấn di truyền. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình phát hiện và mô tả các đột biến gen BTK trên bệnh nhân trẻ em Việt Nam bị XLA. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành phân tích đột biến gen BTK từ RNA trong máu ngoại vi của 22 bệnh nhân. Toàn bộ vùng mã hóa protein của gen BTK được khuếch đại và giải trình tự chuỗi DNA. Kết quả: Có 13 bệnh nhân mang đột biến gen BTK được phát hiện (59%), gồm 8 đột biến mất đoạn, 4 đột biến điểm và 1 đột biến chèn đoạn. Các đột biến không tập trung mà phân bố rải rác trên khắp chiều dài gen BTK từ exon 2 – 19. Kết luận: Phổ đột biến gen BTK trên bệnh nhân Việt Nam rất đa dạng, cần được khảo sát toàn bộ các vùng của gen này cho trường hợp muốn xác định chẩn đoán XLA. Từ khóa: Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X, đột biến gen BTK, giải trình tự chuỗi DNA. ABSTRACT BTK MUTATIONS IN PATIENTS WITH X‐LINKED AGAMMAGLOBULINEMIA Hoang Anh Vu, Phan Thi Xinh, Nguyen Hoang Mai Anh, Hoang Le Phuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 195 ‐ 199 Introduction: X‐linked agammaglobulinemia is a primary immunodeficiency disease that clinically overlaps with other immune disorders. Mutations in the gene for Bruton’s tyrosine kinase (BTK) are responsible for the majority of agammaglobulinemia cases and the analysis of BTK is important for an accurate diagnosis and genetic counseling. Objective: This study aims to establish a testing procedure for identification of BTK mutations from blood‐ derived RNA as well as to describe BTK mutation spectrum in pediatric Vietnamese patients with XLA. Patients and methods: We have analyzed BTK mutations in RNA extracted from blood of 22 patients with XLA. All the coding region of BTK were amplified and sequenced. Results: We found BTK mutations in 13 patients (59%), including 8 deletions, 4 point mutations and 1 insertion. Mutations are distributed throughout the whole gene, from exon 2 to exon 19. Conclusion: Spectrum of the BTK gene mutation in Vietnamese patients is complex, therefore sequence analysis of the whole gene are needed for an accurate diagnosis of XLA. Keywords: X‐linked agammaglobulinemia, BTK gene mutation, DNA sequencing. *Trung tâm Y sinh học Phân tử, Đại học Y Dược TPHCM **Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TPHCM ***Bệnh viện Nhi Đồng I – TPHCM Tác giả liên lạc: TS.BS. Hoàng Anh Vũ Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học ĐT: 0122‐2993537 Email: hoangvuxinh@yahoo.com 195 Nghiên cứu Y học ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X (X‐linked agammaglobulinemia: XLA) là một tình trạng khiếm khuyết miễn dịch di truyền, gây ra do đột biến gen BTK dẫn đến mất trưởng thành của tế bào lymphô B tuần hoàn trong máu(12,14,16). Bệnh nhân XLA gần như không có tương bào nên không tạo được immunoglobulin, với một cơ địa rất dễ nhiễm vi trùng và virus. Về mặt lâm sàng, chẩn đoán XLA trùng lắp với các bệnh cảnh nhiễm trùng tái phát trên cơ địa suy giảm miễn dịch khác. Kể từ khi được mô tả lần đầu tiên bởi Bruton vào năm 1952, tỷ lệ bệnh XLA mới được chẩn đoán ngày càng tăng và có xu hướng phát hiện ở tuổi sớm hơn. Việc phát hiện sớm được thực hiện một phần nhờ phân tích đột biến gen BTK, từ đó có thể chỉ định sớm liệu pháp immunoglobulin tĩnh mạch, giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân, giảm số đợt nhiễm trùng và số lần nhập viện(4). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu xác lập quy trình chẩn đoán đột biến gen BTK từ RNA của bệnh nhân XLA đồng thời mô tả được các đột biến xuất hiện trên bệnh nhân Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 22 bệnh nhân nam (từ 2 tháng đến 5 tuổi) tại Bệnh viện Nhi Đồng I – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 11/2011. Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng XLA dựa trên sự biến mất hoặc giảm nặng tế bào B trong máu kèm theo bệnh sử nhiễm trùng tái phát hoặc nhiễm trùng nặng, và/hoặc giảm đồng loạt các thành phần globulin IgG, IgM và IgA trong máu (sau khi so sánh theo tháng tuổi)(5). Tách chiết RNA và tổng hợp cDNA Từ mỗi bệnh nhi, chúng tôi thu nhận 4 mL ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đột biến gen BTK trên bệnh nhân thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐỘT BIẾN GEN BTK TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU GAMMAGLOBULIN MÁU LIÊN KẾT NHIỄM SẮC THỂ X Hoàng Anh Vũ*, Phan Thị Xinh**, Nguyễn Hoàng Mai Anh***, Hoàng Lê Phúc*** TÓM TẮT Giới thiệu: Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X (X‐linked agammaglobulinemia (XLA) là một dạng suy giảm miễn dịch tiên phát mà chẩn đoán lâm sàng thường phải phân biệt với nhiều dạng rối loạn miễn dịch khác. Đột biến gen BTK là nguyên nhân gây bệnh trong phần lớn các trường hợp và được xem như một dấu ấn sinh học quan trọng giúp hỗ trợ chẩn đoán cũng như tư vấn di truyền. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình phát hiện và mô tả các đột biến gen BTK trên bệnh nhân trẻ em Việt Nam bị XLA. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành phân tích đột biến gen BTK từ RNA trong máu ngoại vi của 22 bệnh nhân. Toàn bộ vùng mã hóa protein của gen BTK được khuếch đại và giải trình tự chuỗi DNA. Kết quả: Có 13 bệnh nhân mang đột biến gen BTK được phát hiện (59%), gồm 8 đột biến mất đoạn, 4 đột biến điểm và 1 đột biến chèn đoạn. Các đột biến không tập trung mà phân bố rải rác trên khắp chiều dài gen BTK từ exon 2 – 19. Kết luận: Phổ đột biến gen BTK trên bệnh nhân Việt Nam rất đa dạng, cần được khảo sát toàn bộ các vùng của gen này cho trường hợp muốn xác định chẩn đoán XLA. Từ khóa: Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X, đột biến gen BTK, giải trình tự chuỗi DNA. ABSTRACT BTK MUTATIONS IN PATIENTS WITH X‐LINKED AGAMMAGLOBULINEMIA Hoang Anh Vu, Phan Thi Xinh, Nguyen Hoang Mai Anh, Hoang Le Phuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 195 ‐ 199 Introduction: X‐linked agammaglobulinemia is a primary immunodeficiency disease that clinically overlaps with other immune disorders. Mutations in the gene for Bruton’s tyrosine kinase (BTK) are responsible for the majority of agammaglobulinemia cases and the analysis of BTK is important for an accurate diagnosis and genetic counseling. Objective: This study aims to establish a testing procedure for identification of BTK mutations from blood‐ derived RNA as well as to describe BTK mutation spectrum in pediatric Vietnamese patients with XLA. Patients and methods: We have analyzed BTK mutations in RNA extracted from blood of 22 patients with XLA. All the coding region of BTK were amplified and sequenced. Results: We found BTK mutations in 13 patients (59%), including 8 deletions, 4 point mutations and 1 insertion. Mutations are distributed throughout the whole gene, from exon 2 to exon 19. Conclusion: Spectrum of the BTK gene mutation in Vietnamese patients is complex, therefore sequence analysis of the whole gene are needed for an accurate diagnosis of XLA. Keywords: X‐linked agammaglobulinemia, BTK gene mutation, DNA sequencing. *Trung tâm Y sinh học Phân tử, Đại học Y Dược TPHCM **Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TPHCM ***Bệnh viện Nhi Đồng I – TPHCM Tác giả liên lạc: TS.BS. Hoàng Anh Vũ Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học ĐT: 0122‐2993537 Email: hoangvuxinh@yahoo.com 195 Nghiên cứu Y học ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X (X‐linked agammaglobulinemia: XLA) là một tình trạng khiếm khuyết miễn dịch di truyền, gây ra do đột biến gen BTK dẫn đến mất trưởng thành của tế bào lymphô B tuần hoàn trong máu(12,14,16). Bệnh nhân XLA gần như không có tương bào nên không tạo được immunoglobulin, với một cơ địa rất dễ nhiễm vi trùng và virus. Về mặt lâm sàng, chẩn đoán XLA trùng lắp với các bệnh cảnh nhiễm trùng tái phát trên cơ địa suy giảm miễn dịch khác. Kể từ khi được mô tả lần đầu tiên bởi Bruton vào năm 1952, tỷ lệ bệnh XLA mới được chẩn đoán ngày càng tăng và có xu hướng phát hiện ở tuổi sớm hơn. Việc phát hiện sớm được thực hiện một phần nhờ phân tích đột biến gen BTK, từ đó có thể chỉ định sớm liệu pháp immunoglobulin tĩnh mạch, giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân, giảm số đợt nhiễm trùng và số lần nhập viện(4). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu xác lập quy trình chẩn đoán đột biến gen BTK từ RNA của bệnh nhân XLA đồng thời mô tả được các đột biến xuất hiện trên bệnh nhân Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 22 bệnh nhân nam (từ 2 tháng đến 5 tuổi) tại Bệnh viện Nhi Đồng I – Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 11/2011. Bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng XLA dựa trên sự biến mất hoặc giảm nặng tế bào B trong máu kèm theo bệnh sử nhiễm trùng tái phát hoặc nhiễm trùng nặng, và/hoặc giảm đồng loạt các thành phần globulin IgG, IgM và IgA trong máu (sau khi so sánh theo tháng tuổi)(5). Tách chiết RNA và tổng hợp cDNA Từ mỗi bệnh nhi, chúng tôi thu nhận 4 mL ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học Thiếu gammaglobulin máu liên kết nhiễm sắc thể X Đột biến gen BTK Giải trình tự chuỗi DNATài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 315 0 0 -
5 trang 307 0 0
-
8 trang 261 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 253 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 238 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 224 0 0 -
13 trang 203 0 0
-
5 trang 202 0 0
-
8 trang 202 0 0
-
9 trang 196 0 0