Nghĩa ấy, là nghĩa với nước - với quê cha đất Tổ, tình ấy – là sự đoàn kết thương yêu giữa người với người. Bánh chưng xanh – hơn bất cứ một món ăn truyền thống nào khác của Việt Nam đã gói trọn trong mình nguyên một chữ nghĩa, vẹn cả chữ tình. Không chỉ riêng Tết Nguyên Đán, nó cũng là món ăn đặc trưng xuất hiện trong mâm cỗ cúng lễ mỗi dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch. Còn nhớ, chuyện xưa kể rằng vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhân dịp đầu Xuân,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Dù ai đi ngược về xuôi.Nhớ ngày dỗ Tổ
mùng mười tháng ba
đạo đức dân tộc. Nghĩa ấy, là nghĩa với nước - với quê cha đất Tổ, tình ấy – là sự
đoàn kết thương yêu giữa người với người. Bánh chưng xanh – hơn bất cứ một
món ăn truyền thống nào khác của Việt Nam đã gói trọn trong mình nguyên một
chữ nghĩa, vẹn cả chữ tình. Không chỉ riêng Tết Nguyên Đán, nó cũng là món ăn
đặc trưng xuất hiện trong mâm cỗ cúng lễ mỗi dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch.
Còn nhớ, chuyện xưa kể rằng vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhân dịp đầu Xuân,
vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để
bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy
vọng mình lấy được ngai vàng. Trong hàng loạt các sơn hào hải vị bày biện trước
mắt, Hùng Vương rất thích món bánh chưng, bánh dầy mà hoàng tử thứ mười tám
là Lang Liêu làm ra, quyết định truyền ngôi cho chàng. Không phải ngẫu nhiên
hay vì tình cảm riêng tư mà vua Hùng có sự chọn lựa như vậy. Người nhận ra rằng
hơn cả một món ăn – bánh chưng xanh thể hiện trọn vẹn ý nghĩa đạo đức tốt đẹp
của dân tộc Việt.
Nếu như bánh dầy vẫn thường được coi là tượng trưng cho Trời, thì bánh chưng
chính là sự hiện diện của Đất. Con người trong cả quá trình tồn tại, kể từ khi sinh
ra, lớn lên cho đến hết cuộc đời thi mọi hoạt động đều được diễn ra trên mặt đất.
Đất cho con người nơi ăn chốn ở, cho con người sự sống, có lẽ vì thế con người
trìu mến gọi đất bằng một từ cao quý yêu thương “Mẹ”.
Nguyên liệu làm nên món bánh chưng xanh chính là nguồn nguyên liệu được kết
hợp từ nguồn dinh dưỡng nơi đất Mẹ và những giọt mồ hôi mặn nồng từ công sức
chăm sóc của con người. Chọn đậu xanh làm nhân bánh, gạo nếp làm ruột bánh,
trong cùng để đôi miếng thịt lợn cầu mong thịnh vượng an lành, tất cả được bao
bọc trong lớp lá dong xanh mượt có lạt mềm buộc chặt, thế rồi bánh được bỏ vào
nồi nước to nấu chín. Vậy là từ những nguyên liệu hoàn toàn riêng biệt, gạo – đậu
xanh – thịt – lá dong bỗng được hòa làm một, bao bọc cho nhau. Hình ảnh ấy thật
đẹp, nó giúp ta gợi mở đến hình ảnh một gia đình, từ lớn đến bé mọi người yêu
thương, quây quần bên nhau, gợi mở đến hình ảnh một đất nước – anh em Bắc
Nam đoàn kết gắn bó trong sự che chở của bậc quân nhân. Quả là vừa thấm chữ
nghĩa, lại rất đậm chữ tình. Vua Hùng với đôi mắt tinh anh đã chọn hoàng tử Lang
Liêu là vì thế.
Bánh chưng không chỉ thu hút thị giác ở sắc xanh dịu nhẹ nhuốm màu lá dong, nó
còn đánh thức vị giác của người thưởng thức ở: cái dẻo ngọt của gạo, mềm thơm
của đậu xanh, thêm chút ngậy của thịt – tất cả cùng hòa quện trong hương vị muối
đậm đà. Bánh chưng cũng là sự ghi dấu đôi bàn tay khéo léo của người gói, sự
nhiệt thành của lửa, hơi ấm nồng của nước... làm nên bánh chưng vừa đẹp mắt lại
vừa thơm ngon độc đáo.
Đã lâu lắm rồi, kể từ cái ngày hoàng tử Lang Liêu được nhận truyền ngôi báu từ
vua cha, thời gian làm bào mòn và thay đổi nhiều thứ. Thế nhưng, bánh chưng vẫn
tồn tại như một biểu tượng của âm thực Việt Nam qua mọi thế hệ. Nó trở thành
món ăn dân tộc không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, trong các dịp lễ Tết,
đặc biệt vào ngày đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Câu ca ấy truyền tụng từ bao đời như vẫn còn vang vọng đâu đây. Mùng mười
tháng ba năm nay cũng đã đến, quện trong khói bếp nhà ai hương bánh chưng
thơm nồng...