Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.42 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam" nhằm gợi mở những khuyến nghị về khả năng vận dụng phương pháp bảo tồn di sản từ dự án này cho các trường Đại học – Cao đẳng tại Việt Nam có thể tổ chức cho sinh viên vận dụng thực hiện giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua nghệ thuật múa rối nước. Điều này sẽ giúp sinh viên Việt Nam hiểu sâu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, hình thành và phát triển thái độ tích cực trong việc phát huy vai trò quan trọng của sinh viên nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam DỰ ÁN BẢO TỒN NGHỆ THUẬT MÚA “OTSU-E”, NHẬT BẢN - KHUYẾN NGHỊ GIÁO DỤC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TỪ MÚA RỐI NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TS. Izawa Ryosuke152 TS. Phạm Văn Luân153 Tóm tắt Trong các trường phổ thông và đại học tại Nhật Bản, việc giáo dục văn hóa -nghệthuật dân tộc hầu như không được thực hiện một cách có chủ đích, ngoại trừ các trườngchuyên ngành văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương đượchọc sinh tiểu học và trung học cơ sở nhiệt tình học tập. Tại trường Cao đẳng Shiga, Nhật Bản,chúng tôi cùng sinh viên thực hiện dự án bảo tồn nghệ thuật truyền thống là múa “Otsu-e”,một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Otsu, tỉnh Shiga. Từ kinh nghiệm hoạtđộng của đoàn Múa rối nước Dừa Xanh ở các trường học tỉnh Bến Tre, chúng tôi gợi mởnhững khuyến nghị về khả năng vận dụng phương pháp bảo tồn di sản từ dự án này cho cáctrường Đại học – Cao đẳng tại Việt Nam có thể tổ chức cho sinh viên vận dụng thực hiện giáodục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua nghệ thuật múa rối nước do. Điều này sẽ giúpsinh viên Việt Nam hiểu sâu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, hình thành và pháttriển thái độ tích cực trong việc phát huy vai trò quan trọng của sinh viên nâng cao hiệu quảgiáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc.Từ khóa: Bảo tồn di sản phi văn hóa vật thể; Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc; Múa rốinước; Nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản; Việt Nam. 1. Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc ở các trường Phổ thông và trường Caođẳng - Đại học Nhật Bản Ở Nhật Bản, giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc được thực hành ở các trường phổ thôngvà đại học có chuyên ngành về văn hóa hay nghệ thuật. Ví dụ, tại một trường Trung học Phổthông ở tỉnh Shiga, Nhật Bản, trong khoa Âm nhạc, học sinh không chỉ được trải nghiệm nhạccổ điển Nhật Bản mà còn nghiên cứu về những âm sắc đặc biệt trong âm nhạc dân tộc Nhật.Và điều đó được thực hiện với mục tiêu giáo dục là nuôi dưỡng bản sắc dân tộc và hiểu biếtvề nguồn gốc của mình thông qua âm nhạc. Ngoài ra, để có thể nhận bằng giáo viên dạy Âmnhạc cho các trường cấp 2 và cấp 3, sinh viên cần phải hoàn thành các khóa học về âm nhạctruyền thống Nhật Bản. Hơn nữa, việc thực hành chơi nhạc cụ dân tộc như đàn koto (đàn tranhkiểu Nhật) cũng được tích hợp vào chương trình giáo dục, tại các trường Cao đẳng - Đại họcchuyên ngành nghiên cứu âm nhạc, các lớp học về âm nhạc truyền thống của Nhật Bản đượctổ chức thường xuyên. Tại một buổi học về âm nhạc tại Trường Cao đẳng Shiga nơi các đồngtác giả đang làm việc, chúng tôi tổ chức giảng dạy các bài hát đồng dao Nhật Bản (cả nhữngbài hát được hát trước và sau chiến tranh) và giới thiệu các giai điệu độc đáo của dân tộc cho152 . Nghệ sĩ dân gian Ogasawara Hiroo- Trường Cao đẳng Shiga, Nhật Bản153 . Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh 410sinh viên. Tuy nhiên, khi sinh viên đã học các môn học như vậy tại các trường Cao đẳng -Đại học và trở thành giáo viên, đặc biệt là ở các trường học thông thường không chuyên sâuvề âm nhạc, việc giảng dạy âm nhạc dân tộc Nhật Bản còn tùy thuộc vào giáo viên và khôngđược quan tâm đúng mức. Ngoài ra, ở các trường Cao đẳng - Đại học có các ngành học vềthiết kế, còn có trường hợp lồng ghép thực hiện giáo dục nghệ thuật dân tộc ở các môn họcvề trà đạo hoặc chương trình xem biểu diễn nghệ thuật múa rối Bunraku (múa rối truyền thốngNhật Bản).... Tuy nhiên, ở những trường Cao đẳng - Đại học này, sinh viên được dạy học vềvăn hóa và nghệ thuật dân tộc Nhật Bản như một trường hợp (ví dụ) tương đương với văn hóavà nghệ thuật dân tộc ở phương Tây, không có điểm nhấn hay hướng đến mục tiêu giáo dụcbản sắc hoặc các hiệu quả giáo dục nghệ thuật dân tộc cũng như đề cập trực tiếp đến giáo dụcbản sắc dân tộc.Hình 1: Một bài đồng dao Nhật Bản (giáo trình của Trường Cao đẳng Shiga) (Yunoki và cáctác giả khác, 2018). Như vậy, ở Nhật Bản, giáo dục về văn hóa và nghệ thuật dân tộc nói chung được đặt bêncạnh những nội dung giáo dục văn hóa và nghệ thuật khác và được dạy như một môn họcbình thường, không có mục tiêu giáo dục cao hơn được xác định. Mặt khác, ở các trườngkhông có khoa chuyên ngành về văn hóa và nghệ thuật, việc giảng dạy về văn hóa và nghệthuật dân tộc thường không được thực hiện. Mặc dù có một số sinh viên được trải nghiệmgiáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc như trà đạo hoặc “Kado” (hoa đạo; nghệ thuật cắmhoa kiểu Nhật)... thông qua các hoạt động câu lạc bộ, nhưng cơ hội được giảng dạy trong lớphọc là rất ít. Có một thực tế là ở Nhật Bản, trường học dường như có sự tích cực hơn trong giáo dục vềvăn hóa, nghệ thuật dân tộc hay kỹ thuật truyền thống địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạntừ trường cấp 1 đến cấp 2, do hầu hết học sinh đi học tại trường trong cùng khu vực mà họsống, nên các trường đều tổ chức các buổi học về lịch sử và văn hóa truyền thống của khuvực đó để học sinh có thể hiểu rõ hơn các chủ đề của giáo dục nghệ thuật truyền thống. Vìvậy, trong phần tiếp theo, chúng tôi xin giới thiệu về dự án bảo tồn văn hóa địa phương đượcthực hiện tại Trường Cao đẳng Shiga – nơi chúng tôi đang triển khai thực hiện, đặc biệt là 411chia sẻ về sự tham gia của sinh viên trong quá trình triển khai dự án và các hiệu quả giáo dụcdự án mang lại. 2. Dự án bảo tồn nghệ thuật múa truyền thống Ōtsu-e tại trường Cao đẳngShiga 2.1. Về nghệ thuật múa Otsu-e và dự án bảo tồn Nghệ thuật múa truyền thống Otsu-e là một di sản văn hóa phi vật thể dân gian được xếphạng cấp tỉnh/ thành phố của thành phố Otsu tỉnh Shiga [8], được nhảy kèm theo tiếng nhạcShamisen (một loại nhạc cụ t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam DỰ ÁN BẢO TỒN NGHỆ THUẬT MÚA “OTSU-E”, NHẬT BẢN - KHUYẾN NGHỊ GIÁO DỤC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TỪ MÚA RỐI NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TS. Izawa Ryosuke152 TS. Phạm Văn Luân153 Tóm tắt Trong các trường phổ thông và đại học tại Nhật Bản, việc giáo dục văn hóa -nghệthuật dân tộc hầu như không được thực hiện một cách có chủ đích, ngoại trừ các trườngchuyên ngành văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương đượchọc sinh tiểu học và trung học cơ sở nhiệt tình học tập. Tại trường Cao đẳng Shiga, Nhật Bản,chúng tôi cùng sinh viên thực hiện dự án bảo tồn nghệ thuật truyền thống là múa “Otsu-e”,một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Otsu, tỉnh Shiga. Từ kinh nghiệm hoạtđộng của đoàn Múa rối nước Dừa Xanh ở các trường học tỉnh Bến Tre, chúng tôi gợi mởnhững khuyến nghị về khả năng vận dụng phương pháp bảo tồn di sản từ dự án này cho cáctrường Đại học – Cao đẳng tại Việt Nam có thể tổ chức cho sinh viên vận dụng thực hiện giáodục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua nghệ thuật múa rối nước do. Điều này sẽ giúpsinh viên Việt Nam hiểu sâu hơn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, hình thành và pháttriển thái độ tích cực trong việc phát huy vai trò quan trọng của sinh viên nâng cao hiệu quảgiáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc.Từ khóa: Bảo tồn di sản phi văn hóa vật thể; Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc; Múa rốinước; Nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản; Việt Nam. 1. Giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc ở các trường Phổ thông và trường Caođẳng - Đại học Nhật Bản Ở Nhật Bản, giáo dục văn hóa-nghệ thuật dân tộc được thực hành ở các trường phổ thôngvà đại học có chuyên ngành về văn hóa hay nghệ thuật. Ví dụ, tại một trường Trung học Phổthông ở tỉnh Shiga, Nhật Bản, trong khoa Âm nhạc, học sinh không chỉ được trải nghiệm nhạccổ điển Nhật Bản mà còn nghiên cứu về những âm sắc đặc biệt trong âm nhạc dân tộc Nhật.Và điều đó được thực hiện với mục tiêu giáo dục là nuôi dưỡng bản sắc dân tộc và hiểu biếtvề nguồn gốc của mình thông qua âm nhạc. Ngoài ra, để có thể nhận bằng giáo viên dạy Âmnhạc cho các trường cấp 2 và cấp 3, sinh viên cần phải hoàn thành các khóa học về âm nhạctruyền thống Nhật Bản. Hơn nữa, việc thực hành chơi nhạc cụ dân tộc như đàn koto (đàn tranhkiểu Nhật) cũng được tích hợp vào chương trình giáo dục, tại các trường Cao đẳng - Đại họcchuyên ngành nghiên cứu âm nhạc, các lớp học về âm nhạc truyền thống của Nhật Bản đượctổ chức thường xuyên. Tại một buổi học về âm nhạc tại Trường Cao đẳng Shiga nơi các đồngtác giả đang làm việc, chúng tôi tổ chức giảng dạy các bài hát đồng dao Nhật Bản (cả nhữngbài hát được hát trước và sau chiến tranh) và giới thiệu các giai điệu độc đáo của dân tộc cho152 . Nghệ sĩ dân gian Ogasawara Hiroo- Trường Cao đẳng Shiga, Nhật Bản153 . Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh 410sinh viên. Tuy nhiên, khi sinh viên đã học các môn học như vậy tại các trường Cao đẳng -Đại học và trở thành giáo viên, đặc biệt là ở các trường học thông thường không chuyên sâuvề âm nhạc, việc giảng dạy âm nhạc dân tộc Nhật Bản còn tùy thuộc vào giáo viên và khôngđược quan tâm đúng mức. Ngoài ra, ở các trường Cao đẳng - Đại học có các ngành học vềthiết kế, còn có trường hợp lồng ghép thực hiện giáo dục nghệ thuật dân tộc ở các môn họcvề trà đạo hoặc chương trình xem biểu diễn nghệ thuật múa rối Bunraku (múa rối truyền thốngNhật Bản).... Tuy nhiên, ở những trường Cao đẳng - Đại học này, sinh viên được dạy học vềvăn hóa và nghệ thuật dân tộc Nhật Bản như một trường hợp (ví dụ) tương đương với văn hóavà nghệ thuật dân tộc ở phương Tây, không có điểm nhấn hay hướng đến mục tiêu giáo dụcbản sắc hoặc các hiệu quả giáo dục nghệ thuật dân tộc cũng như đề cập trực tiếp đến giáo dụcbản sắc dân tộc.Hình 1: Một bài đồng dao Nhật Bản (giáo trình của Trường Cao đẳng Shiga) (Yunoki và cáctác giả khác, 2018). Như vậy, ở Nhật Bản, giáo dục về văn hóa và nghệ thuật dân tộc nói chung được đặt bêncạnh những nội dung giáo dục văn hóa và nghệ thuật khác và được dạy như một môn họcbình thường, không có mục tiêu giáo dục cao hơn được xác định. Mặt khác, ở các trườngkhông có khoa chuyên ngành về văn hóa và nghệ thuật, việc giảng dạy về văn hóa và nghệthuật dân tộc thường không được thực hiện. Mặc dù có một số sinh viên được trải nghiệmgiáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc như trà đạo hoặc “Kado” (hoa đạo; nghệ thuật cắmhoa kiểu Nhật)... thông qua các hoạt động câu lạc bộ, nhưng cơ hội được giảng dạy trong lớphọc là rất ít. Có một thực tế là ở Nhật Bản, trường học dường như có sự tích cực hơn trong giáo dục vềvăn hóa, nghệ thuật dân tộc hay kỹ thuật truyền thống địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạntừ trường cấp 1 đến cấp 2, do hầu hết học sinh đi học tại trường trong cùng khu vực mà họsống, nên các trường đều tổ chức các buổi học về lịch sử và văn hóa truyền thống của khuvực đó để học sinh có thể hiểu rõ hơn các chủ đề của giáo dục nghệ thuật truyền thống. Vìvậy, trong phần tiếp theo, chúng tôi xin giới thiệu về dự án bảo tồn văn hóa địa phương đượcthực hiện tại Trường Cao đẳng Shiga – nơi chúng tôi đang triển khai thực hiện, đặc biệt là 411chia sẻ về sự tham gia của sinh viên trong quá trình triển khai dự án và các hiệu quả giáo dụcdự án mang lại. 2. Dự án bảo tồn nghệ thuật múa truyền thống Ōtsu-e tại trường Cao đẳngShiga 2.1. Về nghệ thuật múa Otsu-e và dự án bảo tồn Nghệ thuật múa truyền thống Otsu-e là một di sản văn hóa phi vật thể dân gian được xếphạng cấp tỉnh/ thành phố của thành phố Otsu tỉnh Shiga [8], được nhảy kèm theo tiếng nhạcShamisen (một loại nhạc cụ t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Giáo dục văn hóa Giáo dục nghệ thuật dân tộc Nghệ thuật múa Otsu-e Giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc Nghệ thuật múa rối nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 148 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 84 1 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 66 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
21 trang 58 0 0
-
13 trang 57 0 0
-
18 trang 57 0 0
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 52 1 0