Danh mục

Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi '

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát điểm của nghiên cứu này là từ các nghiên cứu trước đó về ngành thức ăn chănnuôi ở Việt Nam với hạn chế về chi phí sản xuất cao và năng suất thấp. Tuy nhiên, chưatừng có nghiên cứu nào xem xét sự khác biệt giữa các doanh nghiệp sản xuất theo quymô, vùng và hình thức sở hữu. Bởi vậy, các giải pháp trước đây nhằm đẩy mạnh khả năngcạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệpvừa và nhỏ thường là các giải pháp chung chung chứ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP ---------------------------------------------- Dự án CARD 030/06 VIE: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM PHẦN I: Sản xuất thức ăn chăn nuôiPhạm Thị Liên Phương1, Nguyễn Thị Thịnh1, Donna Brennan2, Sally Marsh2, BùiHải Nguyên1 1 Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội 2 Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên, Đại học Tây Úc Hà Nội, tháng 4 năm 2010TÓM TẮT TỔNG QUANXuất phát điểm của nghiên cứu này là từ các nghiên cứu trước đó về ngành thức ăn chănnuôi ở Việt Nam với hạn chế về chi phí sản xuất cao và năng suất thấp. Tuy nhiên, chưatừng có nghiên cứu nào xem xét sự khác biệt giữa các doanh nghiệp sản xuất theo quymô, vùng và hình thức sở hữu. Bởi vậy, các giải pháp trước đây nhằm đẩy mạnh khả năngcạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệpvừa và nhỏ thường là các giải pháp chung chung chứ không cụ thể hóa cho từng loạidoanh nghiệp. Nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp cụ thể trong ngành thức ănchăn nuôi ở Việt Nam trong đó tập trung đặc biệt vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) ở các vùng khác nhau.Báo cáo này cung cấp một bức tranh tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ởViệt Nam. Bên cạnh việc phác thảo môi trường và cơ sở hạ tầng mà doanh nghiệp sảnxuất thức ăn chăn nuôi đang hoạt động, một phần quan trọng của báo cáo này là cung cấpthông tin về cách thức hoạt động của các doanh nghiệp dọc chuỗi cung ứng, mô tả mốiquan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu và các đối tượng khách hàng. Số liệu được thuthập vào giữa năm 2008 với việc điều tra 62 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trêntoàn quốc. Thông tin thu thập được liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanhcủa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, các kênh phân phối và trình độ công nghệ sửdụng.Trọng tâm của bản báo cáo này là việc so sánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ với cácdoanh nghiệp lớn trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh như sử dụng nguyên liệuđầu vào, lưu kho, chủng loại sản phẩm, quản lý chất lượng và các loại khách hàng. Cáchoạt động này thể hiện cách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh với cácdoanh nghiệp lớn hơn. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi được phân loại theotiêu chí như sau: doanh nghiệp nhỏ có sản lượng dưới 10.000 tấn một năm, doanh nghiệptrung bình có sản lượng từ 10.000 đến dưới 60.000 tấn một năm và doanh nghiệp lớn cósản lượng từ 60.000 tấn một năm trở lên.Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khai thác các khía cạnh đánh giá khả năng cạnh tranhtrong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cạnh tranh trong ngành không chỉ liên quan tớihiệu quả về mặt chi phí do tính kinh tế theo quy mô. Cạnh tranh trong ngành sản xuấtthức ăn chăn nuôi còn liên quan đến các khía cạnh về chất lượng thức ăn (và nhận thức vềchất lượng), các dịch vụ khi bán hàng, các kênh thu mua và phân phối mà doanh nghiệpsử dụng.Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tìm ra bằng chứng thống kê cho thấy chi phí sản xuấttỷ lệ nghịch với quy mô, trong đó các doanh nghiệp nhỏ có chi phí sản xuất trên một kgsản phẩm đầu ra cao hơn về mặt thống kê so với các doanh nghiệp trung bình và cácdoanh nghiệp trung bình lại có chi phí sản xuất cao hơn các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiênchỉ riêng kết quả này không đủ nói lên hiệu quả kém của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Chẳng hạn, chúng tôi thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung sản xuấtthức ăn đậm đặc nhiều hơn so với các doanh nghiệp lớn. Sản xuất thức ăn đậm đặc đòihỏi chi phí nguyên liệu đầu vào trên một đơn vị sản phẩm đầu ra cao hơn, do đó chi phísản xuất trên 1 kg sản phẩm có thể cũng sẽ cao hơn đối với các doanh nghiệp sản xuấtnhiều thức ăn đậm đặc hơn.Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy các doanh nghiệp nhỏ phải trảnhiều hơn cho các nguyên liệu thô đầu vào chính trong sản xuất thức ăn. Các phân tích vềgiá mua nguyên liệu theo vùng cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt về mặt thống kêgiữa miền Bắc và miền Nam. Kết quả của chúng tôi cho thấy chi phí cho nguyên liệu thô ichiếm khoảng 80% tổng chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi. Một phân tích về các chi phíngoài chi phí nguyên liệu thô cho thấy các doanh nghiệp lớn có chi phí thấp hơn về mặtthống kê so với các doanh n ...

Tài liệu được xem nhiều: