Danh mục

Dự án 'Triển lãm hình hình học' cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,010.60 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ giới thiệu các bước triển khai phương pháp học qua dự án và một dự án học tập đã được tổ chức cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học lớp HK3.CQ.06 và 07 – Trường Đại học Thủ Dầu Một làm quen vào năm học 2021 - 2022: Dự án “Triển lãm hình hình học”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự án “Triển lãm hình hình học” cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Thủ Dầu Một DỰ ÁN “TRIỂN LÃM HÌNH HÌNH HỌC” CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Dương Thanh Huyền 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Ngày nay, trong công tác đào tạo giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên Tiểu học nóiriêng đòi hỏi người học cần được tạo cơ hội làm quen với các phương pháp dạy học tích cựcnhư học qua dự án, học qua trải nghiệm, giáo dục STEM… Bởi đây là các phương pháp dạyhọc được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích vận dụng vào chương trình Giáo dục phổ thông2018 nhằm giúp học sinh được trải nghiệm nhiều hơn, phát triển năng lực vận dụng kiến thứcđã học vào thực tiễn, cũng như rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho công việc ở thế kỉ 21. Bàiviết này sẽ giới thiệu các bước triển khai phương pháp học qua dự án và một dự án học tập đãđược tổ chức cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học lớp HK3.CQ.06 và 07 – Trường Đại họcThủ Dầu Một làm quen vào năm học 2021 - 2022: Dự án “Triển lãm hình hình học”. Từ khóa: hình học, học qua dự án, triển lãm.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018, Bộ Giáodục và Đào tạo nêu rõ: “Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học,hoạt động giáo dục khác,… Điều này còn được thể hiện qua các hoạt động thực hành và trảinghiệm trong giáo dục toán học với nhiều hình thức như: thực hiện những đề tài, dự án học tậpvề Toán, đặc biệt là những đề tài và dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức tròchơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... tạo cơ hội giúp họcsinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo.”(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) Như vậy, học qua dự án là một phương pháp dạy học được Bộ Giáo dục và Đào tạokhuyến khích sử dụng trong quá trình dạy học theo Chương trình 2018. Phương pháp dạy họcnày cũng đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tạo điều kiện giúp học sinhđược trải nghiệm, khám phá và vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn tốt hơn. Ngoài ra, việc đổi mới trong phương pháp dạy học đòi hỏi người học cần được trang bịthêm kiến thức ngay từ lúc đang được đào tạo tại bậc Đại học. Đây là một yếu tố hết sức quantrọng bởi sẽ tạo cơ hội cho người học được tự mình trải nghiệm các phương pháp dạy học tíchcực nói chung và phương pháp học qua dự án nói riêng. Chính điều này sẽ giúp người học biếtđược những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện một dự án học tập, từ đó giúp họ có sự chuẩn bịtốt hơn khi sử dụng phương pháp học qua dự án ở bậc phổ thông. 439 Chính vì các lí do trên, tôi đã chọn phương pháp học qua dự án để nghiên cứu. Đồng thờiđã xây dựng một dự án trong học phần Lý luận dạy học môn Toán ở trường Tiểu học nhằm tạođiều kiện cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học – trường Đại học Thủ Dầu Một được tự mìnhtrải nghiệm một dự án học tập trong môn Toán.2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Phương pháp học qua dự án Viện Giáo dục Buck (BIE), đã đưa ra một định nghĩa về Project Based Learning – họcqua dự án (PBL) như sau: “Học qua dự án là một phương pháp dạy học trong đó học sinh đạt được kiến thức và kĩnăng bằng cách làm việc trong một khoảng thời gian dài để nghiên cứu và trả lời cho một câuhỏi, một vấn đề, hoặc thử thách mang tính thực tế, hấp dẫn và phức hợp.” 2.1.1. Bảy yếu tố cốt lõi cần chú ý khi thiết kế dự án trong Project Based Learning Nhằm giúp giáo viên thiết kế dự án khi sử dụng phương pháp PBL, Viện Giáo dục Buck(Mỹ) đã đưa ra bộ 7 yếu tố cốt lõi khi thiết kế dự án trong phương pháp PBL gồm (được cậpnhật năm 2020): Một vấn đề hay câu hỏi mang tính thách thức: Dự án trong PBL cần được xuất phát từmột vấn đề có ý nghĩa đang cần được giải quyết hay một câu hỏi cần được trả lời với mức độkhó phù hợp trình độ của học sinh. Sự khám phá được duy trì liên tục: Dự án trong PBL cần giúp quá trình khám phá củahọc sinh diễn ra liên tục: từ việc đặt câu hỏi khi đối mặt với các vấn đề, tìm nguồn để giúp trảlời các câu hỏi, sau đó tiếp tục đặt câu hỏi sâu hơn - và quy trình lặp lại cho đến khi giải pháp,câu trả lời của họ đạt yêu cầu. Tính thực tế: Dự án trong PBL phải liên quan đến bối cảnh, nhiệm vụ hoặc các tiêu chuẩnchất lượng trong thực tế hoặc dự án nói lên mối quan tâm, các vấn đề… xuất hiện trong chínhcuộc sống của học sinh. Suy nghĩ và sự lựa chọn của chính học sinh: Trong PBL, học sinh phải được tạo cơ hộiđưa ra một số quyết định của chính bản thân họ, như: cách họ làm việc, sản phẩm họ sẽ tạora,… và được bày tỏ các ý tưởng theo cách của họ. Suy ngẫm: Dự án trong PBL cần được thiết kế giúp học sinh và giáo viên có thể đánh giálại quá trình thực hiện dự án ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: