Danh mục

Dự báo dòng hàng hóa lưu chuyển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2045

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.47 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Dự báo dòng hàng hóa lưu chuyển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2045" sử dụng phương pháp dự báo xu hướng tuyến tính để thực hiện dự báo về dòng hàng hóa lưu chuyển theo phương thức vận chuyển của Vùng KTTĐMT đến năm 2045 cho thấy: Khả năng về tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, hàng hóa luân chuyển và tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong lĩnh vực logistics tăng lên theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng tương đương với tốc độ tăng của toàn quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo dòng hàng hóa lưu chuyển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2045 DỰ BÁO DÒNG HÀNG HÓA LƯU CHUYỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2045 TS. Nguyễn Đức Diệp Th.S Trần Thị Thu Thủy Trường ĐH Quảng Bình Bài viết sử dụng phương pháp dự báo xu hướng tuyến tính để thực hiện dự báo về dònghàng hóa lưu chuyển theo phương thức vận chuyển của Vùng KTTĐMT đến năm 2045 cho thấy: Khả năng về tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, hàng hóa luân chuyển và tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong lĩnh vực logistics tăng lên theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng tương đương với tốc độ tăng của toàn quốc gia. Điều này cho phép nhận định triển vọng ngành logistics của vùng kinh tế trọng điểm sẽ đáp ứng những nhu cầu phát triển trong tương lai. 1. Tính cấp thiết của dự báo nhu cầu luân chuyển, vận chuyển hàng hóa vùng Kinh tế trọng điểm Logistics là một hoạt động thương mại, theo đó các doanh nghiệp tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Logistics là một phần của chuỗi cung ứng và đảm bảo cho hàng hóa được chuyển giao từ bên sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động logistics tạo ra một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ cho việc lưu chuyển hàng hóa trong phạm vi nội địa và ngoài biên giới các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2018 là 4416620,7 tỷ đồng, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển 1351765,9 nghìn tấn và khối lượng hàng hóa luân chuyển 136287,3 triệu tấn/km tăng 9,45% so với năm trước (2016). Điều này cho thấy, hệ thông Logistics ngày càng hoàn thiện và xem là ngành công nghiệp quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập. Vùng kinh tế trọng điểm miền trung là nơi giao thoa của miền Bắc và miền Nam, trong khi điều kiện phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu hệ thống vận tải của cả nước. Vì vậy cần có chính sách đầu tư các cơ sở hạ tầng và điều kiện vận tải, kho bãi, bến cảng trong những năm tới đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, tạo điều kiện đề trao đổi, chuyển giao hệ thống vận tải trong khu vực và thế giới. 257 Với những lý do trên cần thiết phải thực hiện dự báo khả năng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trong thời gian tới để nhận định khả năng phát triển cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu cho hệ thống thông tin truyền thông, vận tải, buôn bán. 2. Dự báo và các phương pháp dự báo Logistics 2.1. Quan điểm về dự báo và các phương pháp dự báo Theo từ điển tiếng Việt (2006), dự báo là báo trước về tình hình có nhiều khả năng xảy ra, dựa trên cơ sở những số liệu và những thông tin đã có. Dự báo là tiên đoán khoa học mang tính xác suất và phương án trong khoảng thời gian hữu hạn về tương lai phát triển của đối tượng kinh tế (PP dự báo kinh tế căn bản). Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo. 2.2. Một số phương pháp dự báo Trên thế giới có nhiều học giả phân loại phương pháp dự báo khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần đây có 8 phương pháp dự báo được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Bảng 1: Tổng hợp các phương pháp dự báo thường dùng trên thế giới 1 Tiên đoán/ Genuis forecasting 2 Ngoại suy xu hướng/ Trend extranpolation 3 Phương pháp chuyên gia/ Consensus methods (có người gọi là phương pháp đồng thuận) 4 Phương pháp mô phỏng (mô hình hóa)/ Stimulation 5 Phương pháp ma trận tác động qua lại/Cross-impact matrix method 6 Phương pháp kịch bản/Scenario 7 Phương pháp cây quyết định/Decision trees 8 Phương pháp dự báo tổng hợp/Combining methods Nguồn: [3,4] Theo cách phân loại tại Việt Nam các phương pháp dự báo thường chia thành 2 nhóm chính là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. 258 Phương pháp dự báo Phương pháp định tính Phư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: