Danh mục

Dự báo kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 733.24 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài này gồm có những nội dung chính sau: Đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2011-2015, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2016-2020, một số nhận xét và kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Bài thảo luận chính sách CS-09 Dự báo kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Phòng Nghiên cứu VEPR 1 Bài thảo luận chính sách CS-09 Dự báo kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020 Phòng Nghiên cứu VEPR Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia 2 1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 Phần này tập trung đánh giá các chỉ tiêu kinh tế căn bản trong giai đoạn 2011-2015 so với kế hoạch đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XI. Bảng 1 so sánh mục tiêu đặt ra và kết quả thực tế đạt được qua các năm, và trung bình giai đoạn 2015, hoặc kết quả kết thúc cuối giai đoạn, số liệu năm 201 Kết quả cho thấy trong số 12 chỉ tiêu quan trọng về kinh tế trong bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, có tới 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (dòng bôi xanh). Đáng kể nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp-xây dựng đạt mức thực hiện thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Điều này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: 1) cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới đã có tác động to lớn hơn dự báo ban đầu, và 2) những cải cách trong nước đã không mang lại nhiều kết quả, nền kinh tế ngày càng trở nên kém hiệu quả. Đối với nguyên nhân thứ nhất, xét cho cùng bắt nguồn từ sự đánh giá và dự báo quá lạc quan của những người lập kế hoạch, đã không đánh giá hết tác động to lớn của cuộc khủng hoản kinh tế thế giới cũng như khả năng hồi phục chậm và yếu của nền kinh tế Việt Nam. Nếu có nhận thức và đánh giá gần thực tế hơn, có thể các chỉ tiêu này đã được hạ thấp hơn trong kế hoạch, ví dụ đặt mức trung bình 6,5% cho tăng trưởng GDP và khoảng 7% cho tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự đặt kế hoạch sát với thực tiễn hơn, với những chỉ tiêu như nêu trên, thì kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015 cũng sẽ không thực hiện được, vì kết quả trung bình trong toàn giai đoạn là quá thấp so với dự kiến. Điều này phản ánh khả năng thực hiện cải cách và cải thiện tiến bộ cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế trong giai đoạn vừa qua. Đây hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan. 3 Bảng 1: Mục tiêu và thực hiện của các chỉ số kinh tế-xã hội chính Chỉ tiêu Mục tiêu 2011 2012 2013 Dự báo 2014 Dự báo 2015 Mức thực hiện bình quân hoặc cuối kỳ Tăng trưởng kinh tế 7,0 - 7,5% 6,2% 5,2% 5,4% 5,5% 5,6% 5,60% Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng 7,8 - 8% 6,7% 5,7% 5,4% 5,6% 5,7% 5,83% Giá trị gia tăng nông nghiệp 2,6 - 3% 4,0% 2,7% 2,7% 3,5% 3,6% 3,29% Nông nghiệp 17 - 18% 20,1% 19,7% 18,4% 17,7% 17,0% 17,0% Công nghiệp 41 - 42% 37,9% 38,6% 38,3% 38,7% 39,0% 39,0% Dịch vụ 41 - 42% 42,0% 41,7% 43,3% 43,6% 44,0% 44,0% Tỉ lệ lao động nông, lâm, thuỷ sản 40-41% 48,4% 47,5% 46,9% 46,50% 46% 46% Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12% 34,2% 18,2% 15,4% 12% 10% 17,66% Xuất siêu (tỉ USD) cải thiện -9,84 0,36 0,90 1 1,2 -1,28 Vốn đầu tư toàn xã hội (% GDP) bình quân 40% 34,6% 33,5% 30,4% 30,70% 31,0% 32,04% Thâm hụt ngân sách (% GDP) 4,5% (2015) 4,4% 4,8% 5,2% 4,8% 4,5% 4,72% Tốc độ tăng dân số 1,04% 1,06% 1,05% 1,04% 1,03% 1,044% GDP bình quân đầu người bình quân 1% 2000 USD (2015) 1,543 1,755 1,911 2,067 2,223 2,223 Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm -1,60% -1,30% -1,20% -1,20% -1,20% -1,20% Cơ cấu GDP Nguồn: Tổng cục Thống Kê và dự báo của nhóm tác giả 4 Với kết quả kinh tế vĩ mô không thực hiện được so với kế hoạch, nhiều chỉ tiêu khác cũng lần lượt không đạt kế hoạch. Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển chậm hơn (tỉ trọng công nghiệp không đạt kế hoạch, tỉ lệ lao động trong khu vực nông lâm nghiệp không giảm đúng như kế hoạch). Thâm hụt ngân sách cũng không được cải thiện, mà còn trở nên trầm trọng hơn so với kế hoạch. Tron g qua kỳ vọng e dè hơn về tương lai nền kinh tế, khiến khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài phải thận trọng hơn. Vấn đề đáng lo ngại của ngân sách bắt nguồn từ sự bành trướng chi tiêu thường xuyên ở tất cả các cấp chính quyền. Điều này lại bắt nguồn từ hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp. Giải pháp căn cơ cho vấn đề ngân sách thực sự nằm trong quá trình cải cách hành chính của Việt Nam. Vốn đầu tư toàn xã hội đã không thực hiện được như kế hoạch. Tuy nhiên, theo chúng tôi bản thân giá trị của chỉ tiêu này trong kế hoạch là một mục tiêu sai lầm, vì nó thể hiện chúng ta chưa có sự thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế, quá chú trọng duy trì tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư như trong giai đoạn 5 năm trước đó (2006-2010). Chính bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực thay đổi, cũng như sự nhận thức lại về cấu trúc nền kinh tế và đặc biệt là những nỗ lực cải cải cách cơ cấu nền kinh tế sau Nghị quyết Trung ương 3 (2011) đã khiến chỉ tiêu giá trị vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP không đạt được như kế hoạch, nhưng việc không đạt kế hoạch đó lại là một yếu tố hợp lý. , trong năm 2014 có thể vẫn duy trì quán tính thặng dư từ hai năm 2012 và 2013, nhưng vẫn luôn duy trì khuynh hướng chuyển sang thâm hụt. Vì bản chất của thặng dư thương mại trong những năm gần đây bắt nguồn từ sự suy yếu cầu nhập khẩu trong nước, nên khi kinh tế duy trì đà phục hồi, thì cán cân sẽ chuyển theo hướng trở nên thâm hụt như giai đoạn trước. Tuy nhiên, dù thặng dư hay thâm hụt, mức độ sẽ đều không lớn để trở thành một vấn đề bất thường trong ngắn hạn. Hai chỉ tiêu xã hội là tỉ lệ tăng dân số và tốc độ xóa đói giảm nghèo cũng chưa hoàn thành kế hoạch. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo USD đã vượt kế hoạch đề ra, nhưng nguyên nhân đến chủ yếu từ sự thay đổi tỉ giá danh nghĩa giữa VND và USD. Vì thế, không thể coi 5 ...

Tài liệu được xem nhiều: