Dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam năm 2015-2016
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.04 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một quy trình đa năng đã được xây dựng để thực hiện các dự báo ngư trường cho nghề (và đối tượng cá khai thác) tùy chọn, hạn dự báo và kích thước ô lưới tùy chọn. Quy trình đã và đang được triển khai trong năm 2015-2016 để thiết lập các dự báo nghiệp vụ hạn tháng và hạn 7-10 ngày ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển xa bờ (6-18o N, 109-117o E).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam năm 2015-2016Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 7-13Dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá ngừđại dương trên vùng biển Việt Nam năm 2015-2016Đoàn Bộ*Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 08 tháng 8 năm 2016Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016Tóm tắt: Thừa nhận nguyên lý tự nhiên giữa ngư trường (được đặc trưng bởi năng suất đánh bắtCPUE - Catch Per Unit Effort) và các yếu tố môi trường biển có tồn tại mối quan hệ, đã sử dụngphương pháp phân tích tương quan nhiều biến để tìm ra phuơng trình hồi quy sử dụng làm phươngtrình dự báo. Theo đó, một quy trình đa năng đã được xây dựng để thực hiện các dự báo ngư trườngcho nghề (và đối tượng cá khai thác) tùy chọn, hạn dự báo và kích thước ô lưới tùy chọn. Quy trình đãvà đang được triển khai trong năm 2015-2016 để thiết lập các dự báo nghiệp vụ hạn tháng và hạn 7-10ngày ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển xa bờ (6-18oN, 109-117oE). Các bản đồ(và bản tin) dự báo ngư trường đã được Tổng cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu Hải Sản thẩmđịnh, cho phép phát báo thường xuyên trên các website của ngành và các địa phương, phát báohàng ngày trên Đài Thông tin duyên hải và trên các Bản tin dự báo thời tiết nông vụ của VTV1,Bản tin dự báo thời tiết biển và ngư trường của VTC16.Từ khóa: Dự báo ngư trường, Cá ngừ đại dương, Vùng biển xa bờ.1. Mở đầu *kinh nghiệm của ngư dân nên sản lượng khaithác không ổn định, đầu tư cho sản xuất kémhiệu quả. Điều này cho thấy khai thác hải sảnnói chung và khai thác CNĐD nói riêng khôngchỉ đòi hỏi về đầu tư mà còn rất cần sự đónggóp của khoa học nghề cá, trong đó dự báo ngưtrường (DBNT) là một yêu cầu cấp thiết và lànhiệm vụ phải đi trước.Đề tài cấp Nhà nước KC.09.18/11-15 (ViệnNghiên cứu Hải Sản chủ trì, tác giả bài báo nàylà chủ nhiệm [1]) được triển khai với mục tiêuchính có được quy trình công nghệ DBNT hoànthiện, phù hợp điều kiện dữ liệu, kỹ thuật hiệncó và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất.Những sản phẩm dự báo nghiệp vụ ngư trườngkhai thác CNĐD của quy trình nêu trên trongthời gian qua, được giới thiệu trong bài báo nàylà một trong những kết quả chủ yếu của đề tài.Ở Việt Nam, cá ngừ đại dương (CNĐD)trong đó chủ yếu là cá ngừ vây vàng (Thunnusalbacares), cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) vàcá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) là những đặchải sản có giá trị kinh tế cao và là đối tượngkhai thác chính của các nghề câu vàng (gần đâycó câu tay), lưới rê, lưới vây tại vùng biển xa bờgiữa và nam Biển Đông (6-18oN, 109-117oE).Mặc dù các nghề khai thác CNĐD nêu trên mớiđược hình thành từ hơn 20 năm gần đây, nhưngdo hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng lớn nên tốcđộ và quy mô phát triển nhanh. Tuy nhiên khaithác CNĐD cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào_______*ĐT.: 84-912008552Email: dvbo52@yahoo.com.vn78Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 7-132. Phương pháp nghiên cứu, tài liệu sử dụngThừa nhận nguyên lý tự nhiên có tồn tạimối quan hệ “ngư trường-môi trường”, đã sửdụng phương pháp phân tích tương quan nhiềubiến để tìm ra phuơng trình hồi quy giữa năngsuất đánh bắt của nghề (CPUE - Catch Per UnitEffort) với các yếu tố môi trường biển cơ bảnvà sử dụng làm phương trình dự báo. Từphương trình hồi quy được thiết lập theo mộtquy mô chọn trước (trung bình tháng, hoặc 10ngày, tuần...), nếu dự báo được các yếu tố môitrường biển tại từng vị trí (ô lưới) với quy môđã chọn, sẽ tính (dự báo) được CPUE của nghềcho những vị trí và quy mô tương ứng.Trên cơ sở các nghiên cứu sinh học, sinhthái một số loài cá nổi lớn đại dương (cá ngừ),thấy rằng có khoảng 26 yếu tố môi trường biểncó liên quan đến bài toán DBNT [1], thuộc 3nhóm: i) 12 yếu tố cấu trúc nhiệt thẳng đứngliên quan đến sự phân tầng và đột biến (nhưnhiệt độ, dị thường nhiệt bề mặt, lớp đồng nhất,lớp đột biến, gradien nhiệt, độ sâu các mặt đẳngnhiệt đặc trưng...); ii) 6 yếu tố cấu trúc nhiệtphương ngang liên quan đến front và khối nước(gồm gradien nhiệt theo phương ngang tại mộtsố tầng chuẩn 0, 10, ...); iii) 8 yếu tố năng suấtsinh học quần xã plankton liên quan nguồn thứcăn cơ sở (gồm sinh khối thực vật nổi, sinh khốiđộng vật nổi, năng suất sơ cấp, thứ cấp và tổnglượng vật chất trong lớp quang hợp). Các yếu tốmôi trường biển nêu trên được tính theo cácphương pháp chuẩn và thông dụng của hảidương học [2].Với cách tiếp cận nêu trên, một quy trình đanăng (hình 1) đã được xây dựng để thực hiệnDBNT cho nghề bất kỳ với hạn dự báo tùychọn, gồm 5 bước: 1) Chuẩn bị các số liệu môitrường biển và CPUE (theo nghề) từ các cơ sởdữ liệu hải dương học và nghề cá; 2) Phân tíchtương quan giữa CPUE với các yếu tố môitrường biển; 3) Chuẩn bị số liệu đầu vào (dựbáo các yếu tố môi trường biển) và số liệu kiểmtra dự báo; 4) Triển khai xây dựng dự báo; 5)Thể hiện kết quả dự báo (bản đồ). Quy trìnhnày được đặt trong “Hệ thống thông tin dự báongư trường” (hình 2), là hệ thống liên hoàn,khép kín, từ khâu cập nhật dữ liệu, xử lý thôngtin, triển khai dự báo... đến phát báo và lại tiếptục thu nhận thông tin phản hồi từ sản xuất đểđánh giá dự báo và cập nhật dữ liệu.Trong nghiên cứu này, số liệu dự báo cácyếu tố môi trường biển sử dụng làm đầu vàocho DBNT được lấy (và xử lý) từ kết quả dựbáo của các mô hình phân tích viễn thám vàthủy động lực biển triển khai trên Biển Đông(nguồn này được cung cấp bởi dự án Movimardo CLS của Pháp tài trợ). Số liệu kiểm tra dựbáo (cập nhật trong thời hạn hiệu lực của dựbáo) được tập hợp từ các chuyến điều tra khảosát và giám sát nghề cá, từ nhật ký khai thác củangư dân (hàng tháng), do các đề tài, dự án củaViện Nghiên cứu cứu Hải Sản thực hiện.Sản phẩm của quy trình là bản đồ DBNT intrên giấy khổ A4, trên đó (ví dụ) CPUE n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam năm 2015-2016Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 7-13Dự báo nghiệp vụ ngư trường khai thác cá ngừđại dương trên vùng biển Việt Nam năm 2015-2016Đoàn Bộ*Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 08 tháng 8 năm 2016Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016Tóm tắt: Thừa nhận nguyên lý tự nhiên giữa ngư trường (được đặc trưng bởi năng suất đánh bắtCPUE - Catch Per Unit Effort) và các yếu tố môi trường biển có tồn tại mối quan hệ, đã sử dụngphương pháp phân tích tương quan nhiều biến để tìm ra phuơng trình hồi quy sử dụng làm phươngtrình dự báo. Theo đó, một quy trình đa năng đã được xây dựng để thực hiện các dự báo ngư trườngcho nghề (và đối tượng cá khai thác) tùy chọn, hạn dự báo và kích thước ô lưới tùy chọn. Quy trình đãvà đang được triển khai trong năm 2015-2016 để thiết lập các dự báo nghiệp vụ hạn tháng và hạn 7-10ngày ngư trường nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển xa bờ (6-18oN, 109-117oE). Các bản đồ(và bản tin) dự báo ngư trường đã được Tổng cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu Hải Sản thẩmđịnh, cho phép phát báo thường xuyên trên các website của ngành và các địa phương, phát báohàng ngày trên Đài Thông tin duyên hải và trên các Bản tin dự báo thời tiết nông vụ của VTV1,Bản tin dự báo thời tiết biển và ngư trường của VTC16.Từ khóa: Dự báo ngư trường, Cá ngừ đại dương, Vùng biển xa bờ.1. Mở đầu *kinh nghiệm của ngư dân nên sản lượng khaithác không ổn định, đầu tư cho sản xuất kémhiệu quả. Điều này cho thấy khai thác hải sảnnói chung và khai thác CNĐD nói riêng khôngchỉ đòi hỏi về đầu tư mà còn rất cần sự đónggóp của khoa học nghề cá, trong đó dự báo ngưtrường (DBNT) là một yêu cầu cấp thiết và lànhiệm vụ phải đi trước.Đề tài cấp Nhà nước KC.09.18/11-15 (ViệnNghiên cứu Hải Sản chủ trì, tác giả bài báo nàylà chủ nhiệm [1]) được triển khai với mục tiêuchính có được quy trình công nghệ DBNT hoànthiện, phù hợp điều kiện dữ liệu, kỹ thuật hiệncó và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất.Những sản phẩm dự báo nghiệp vụ ngư trườngkhai thác CNĐD của quy trình nêu trên trongthời gian qua, được giới thiệu trong bài báo nàylà một trong những kết quả chủ yếu của đề tài.Ở Việt Nam, cá ngừ đại dương (CNĐD)trong đó chủ yếu là cá ngừ vây vàng (Thunnusalbacares), cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) vàcá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) là những đặchải sản có giá trị kinh tế cao và là đối tượngkhai thác chính của các nghề câu vàng (gần đâycó câu tay), lưới rê, lưới vây tại vùng biển xa bờgiữa và nam Biển Đông (6-18oN, 109-117oE).Mặc dù các nghề khai thác CNĐD nêu trên mớiđược hình thành từ hơn 20 năm gần đây, nhưngdo hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng lớn nên tốcđộ và quy mô phát triển nhanh. Tuy nhiên khaithác CNĐD cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào_______*ĐT.: 84-912008552Email: dvbo52@yahoo.com.vn78Đ. Bộ / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 7-132. Phương pháp nghiên cứu, tài liệu sử dụngThừa nhận nguyên lý tự nhiên có tồn tạimối quan hệ “ngư trường-môi trường”, đã sửdụng phương pháp phân tích tương quan nhiềubiến để tìm ra phuơng trình hồi quy giữa năngsuất đánh bắt của nghề (CPUE - Catch Per UnitEffort) với các yếu tố môi trường biển cơ bảnvà sử dụng làm phương trình dự báo. Từphương trình hồi quy được thiết lập theo mộtquy mô chọn trước (trung bình tháng, hoặc 10ngày, tuần...), nếu dự báo được các yếu tố môitrường biển tại từng vị trí (ô lưới) với quy môđã chọn, sẽ tính (dự báo) được CPUE của nghềcho những vị trí và quy mô tương ứng.Trên cơ sở các nghiên cứu sinh học, sinhthái một số loài cá nổi lớn đại dương (cá ngừ),thấy rằng có khoảng 26 yếu tố môi trường biểncó liên quan đến bài toán DBNT [1], thuộc 3nhóm: i) 12 yếu tố cấu trúc nhiệt thẳng đứngliên quan đến sự phân tầng và đột biến (nhưnhiệt độ, dị thường nhiệt bề mặt, lớp đồng nhất,lớp đột biến, gradien nhiệt, độ sâu các mặt đẳngnhiệt đặc trưng...); ii) 6 yếu tố cấu trúc nhiệtphương ngang liên quan đến front và khối nước(gồm gradien nhiệt theo phương ngang tại mộtsố tầng chuẩn 0, 10, ...); iii) 8 yếu tố năng suấtsinh học quần xã plankton liên quan nguồn thứcăn cơ sở (gồm sinh khối thực vật nổi, sinh khốiđộng vật nổi, năng suất sơ cấp, thứ cấp và tổnglượng vật chất trong lớp quang hợp). Các yếu tốmôi trường biển nêu trên được tính theo cácphương pháp chuẩn và thông dụng của hảidương học [2].Với cách tiếp cận nêu trên, một quy trình đanăng (hình 1) đã được xây dựng để thực hiệnDBNT cho nghề bất kỳ với hạn dự báo tùychọn, gồm 5 bước: 1) Chuẩn bị các số liệu môitrường biển và CPUE (theo nghề) từ các cơ sởdữ liệu hải dương học và nghề cá; 2) Phân tíchtương quan giữa CPUE với các yếu tố môitrường biển; 3) Chuẩn bị số liệu đầu vào (dựbáo các yếu tố môi trường biển) và số liệu kiểmtra dự báo; 4) Triển khai xây dựng dự báo; 5)Thể hiện kết quả dự báo (bản đồ). Quy trìnhnày được đặt trong “Hệ thống thông tin dự báongư trường” (hình 2), là hệ thống liên hoàn,khép kín, từ khâu cập nhật dữ liệu, xử lý thôngtin, triển khai dự báo... đến phát báo và lại tiếptục thu nhận thông tin phản hồi từ sản xuất đểđánh giá dự báo và cập nhật dữ liệu.Trong nghiên cứu này, số liệu dự báo cácyếu tố môi trường biển sử dụng làm đầu vàocho DBNT được lấy (và xử lý) từ kết quả dựbáo của các mô hình phân tích viễn thám vàthủy động lực biển triển khai trên Biển Đông(nguồn này được cung cấp bởi dự án Movimardo CLS của Pháp tài trợ). Số liệu kiểm tra dựbáo (cập nhật trong thời hạn hiệu lực của dựbáo) được tập hợp từ các chuyến điều tra khảosát và giám sát nghề cá, từ nhật ký khai thác củangư dân (hàng tháng), do các đề tài, dự án củaViện Nghiên cứu cứu Hải Sản thực hiện.Sản phẩm của quy trình là bản đồ DBNT intrên giấy khổ A4, trên đó (ví dụ) CPUE n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dự báo nghiệp vụ ngư trường Ngư trường khai thác cá ngừ Cá ngừ đại dương Khai thác cá ngừ đại dương Vùng biển Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
16 trang 35 0 0
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim
5 trang 29 0 0 -
18 trang 28 0 0
-
Luật số: 18/2012/QH13 - Luật biển Việt Nam
19 trang 28 0 0 -
Bài giảng Địa lý 8 bài 24: Vùng biển Việt Nam
31 trang 23 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
6 trang 23 0 0 -
5 trang 20 0 0
-
13 trang 19 0 0
-
86 trang 19 0 0
-
66 trang 19 0 0