Danh mục

Dự báo những tác động của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 584.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết khái quát cơ sở lý thuyết về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thực trạng tác động của FTA thế hệ mới và dự báo tác động của FTA thế hệ mới tới dòng vốn FDI vào Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo những tác động của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ĐẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TS. Chu Thị Thủy Trường Đại học Thương mại Tóm lược: Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọngvề phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực thamgia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hiệp định Đối tác Toàn diện vàTiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam vàLiên minh châu Âu (EU) – EVFTA là hai hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới thamvọng, toàn diện và sâu rộng nhất từ trước đến nay, góp phần thúc đẩy dòng vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) vào các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Bài viết khái quát cơsở lý thuyết về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thực trạng tác động của FTA thế hệmới và dự báo tác động của FTA thế hệ mới tới dòng vốn FDI vào Việt Nam, từ đó đưa ramột số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, Hiệp định Đối tác Toàndiện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Namvà Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn FDI, thu hútvốn FDI vào Việt Nam.1. Đặt vấn đề (Introduction) Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùnglãnh thổ trên thế giới; tham gia đàm phán và k kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA),trong đó có các FTA thế hệ mới. Việc ký kết và tham gia các FTA nói chung và các FTA thếhệ mới nói riêng đã, đang tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam trênnhiều khía cạnh, trong đó có FDI. FDI không ch giúp gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển,tăng thu ngân sách, tạo thêm việc làm, mà còn thúc đẩy xuất khẩu, mang tới động lực tăngtrưởng kinh tế. Năm 2019 chứng kiến bức tranh kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều mảng sáng, 12/12ch tiêu kinh tế chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Thu hút FDI là một mảng sáng của bức tranh kinh tế năm 2019. Tuy vậy, chất lượng và hiệuquả của FDI năm 2019 chưa đáp ứng được đòi h i của đất nước trong quá trình chuyển sangđịnh hướng đổi mới, sáng tạo, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, xâydựng nền kinh tế số, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tác động của FTA thế hệ mớitới dòng vốn FDI vào Việt Nam cần được phân tích, nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằmthu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. 332. Cơ sở lý thuyết về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động các hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài2.1. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Thuật ngữ “Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới” được s dụng để ch cácFTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mạihàng hóa và dịch vụ như các “FTA truyền thống”; mức độ cam kết sâu nhất (c t giảm thuếgần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế, nó bao hàm cảnhững lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhànước, mua s m ch nh phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư… Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp địnhĐối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tựdo giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA, cụ thể: Hiệp định CPTPP: Các nước cam kết xóa b thuế nhập khẩu đối với 65-95% số dòngthuế và xóa b hoàn toàn t 97-100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặthàng còn lại sẽ có lộ trình xóa b thuế quan trong vòng 5-10 năm. Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa b số dòng thuế ở mức cao, theo đó: 65,8% sốdòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất0% vào năm thứ 4 khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào nămthứ 11 khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa b phần lớncác mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình t 5-15 năm sau khi Hiệp địnhcó hiệu lực. Hiệp định EVFTA: Các nội dung ch nh của Hiệp định, bao gồm: Thương mại hànghóa, thương mại dịch vụ, quy t c xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biệnpháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào k thuật trong thươngmại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu tr tuệ, phát triển bền vững; các vấn đềpháp l , hợp tác và xây dựng năng lực. Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa b thuế nhập khẩu đối với 99% sốdòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam. Theo đó,Việt Nam cam kết sẽ xóa b thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòngthuế, sau 3 năm là 58,7% số dòng thuế, sau 5 năm là 79,6% số dòng thuế, sau 7 năm là 91,8%số dòng thuế và sau 10 năm là 98,3% số dòng thuế. Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kếtxóa b phần lớn thuế xuất khẩu hàng hóa sang EU với lộ trình lên đến 15 năm.2.2. Tác động của FTA thế hệ mới tới dòng vốn FDI2.2.1. Các yếu tố của nước tiếp nhận đầu tư tác động tới dòng vốn FDI Theo UNCTAD (1998), một nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn địa điểm đầu tư sẽquan tâm đến 3 nhóm yếu tố chính của nước tiếp nhận, bao gồm yếu tố chính sách, yếu tốkinh tế và yếu tố kinh doanh. 34 Các yếu tố chính sách liên quan đến ổn định kinh tế, chính trị và xã hội; quy định vềgia nhập và hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: