Danh mục

Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế việt nam năm 2013

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 199.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP các quý trong năm 2012 trên đà được cải thiện dần theo từng quý. Việc tốc độ tăng GDP sau mỗi quý trong năm 2012 là không theo thông lệ của tăng trưởng quý . Trong những năm gần đây, diễn biến tương tự chỉ xảy ra một lần trong năm 2009, khi nền kinh tế thực hiện gói kích thích cứu nền kinh tế khỏi ảnh hưởng tiêu cực do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008). Trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, khởi đầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế việt nam năm 2013 Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 Phó Thị Kim Chi, Trần Thị Kim Dung, Đỗ Văn Lâm và các cộng sự1 Ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư I. Một số nét lớnkinh tế Việt Nam năm 2012 1) Tăng trưởng kinh tế tăng dần từng quý nhưng mức tăng cả năm vẫn ở mức thấp. Tốc độ tăng trưởng GDP các quý trong năm 2012 trên đà đ ược cải thi ện d ần theo t ừng quý. Việc tốc độ tăng GDP sau mỗi quý trong năm 2012 là không theo thông lệ của tăng trưởng quý2. Trong những năm gần đây, diễn biến tương tự chỉ xảy ra một lần trong năm 2009, khi nền kinh tế thực hiện gói kích thích cứu nền kinh tế khỏi ảnh hưởng tiêu c ực do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008). Trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, khởi đầu không được thuận lợi như năm 2012, các mức tăng trưởng quý đạt được là một cố gắng của nền kinh tế nhờ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng các quý trong năm 2012 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, nên tốc độ tăng trưởng cả năm 2012 tiếp tục giảm năm thứ 2 liên tiếp, chỉ đạt 5,03%. Trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng năm 2012 chỉ cao hơn năm 1999 và 2009 3, là hai năm nền kinh tế phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới do tác động các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và toàn cầu (2008). 1 Trần Đức Văn, Chu Thị Nhường, Lương Thu Hương 2 Tăng trưởng theo quý thường cao ở quý I và quý III, giảm ở quý II và quý IV (Nhóm NC). 3 Mức tăng trưởng năm 1999 và 2009 tương ứng là 4,77% và 5,01% Diễn biến tăng trưởng GDP theo quý, giai đoạn 2008-2012, yoy, % Nguồn: Tổng cục thống kê Mặc dù tăng trưởng kinh tế không phải là ưu tiên số 1 trong mục tiêu phát triển KT-XH Việt Nam 2012, nhưng mức tăng trưởng 5,03% năm là một mức thấp so với mục tiêu đ ề ra (6%) và so với mục tiêu trung hạn (6-6,5% trong kế hoạch 5 năm 2011-2015). Việc giảm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không lạ với xu hướng chung của toàn thế giới4 nhưng ngược với xu hướng tăng trưởng của các nước xung quanh. Lào vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (8,3%) và trở thành nền kinh tế tăng tr ưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm 2012. Thái Lan cũng đã đạt được đà hồi phục tăng tr ưởng 2012 ‘đáng nể’ sau khi suy giảm xuống mức thấp năm 2011 (5,7% so với 0,1% năm 2011). Việt Nam cùng với Cambodia và Indonesia có tốc độ tăng GDP năm 2012 thấp hơn so với con số tương ứng của năm 2011 nhưng mức giảm tăng trưởng ở Việt Nam là sâu nhất (0,9 điểm %) và là nước duy nhất trong nhóm suy giảm tốc độ tăng trưởng trong 2 năm liên tiếp kể từ năm 2010 đến nay. Nguyên nhân của giảm tốc tăng trưởng liên tục của Việt Nam trong 2 năm qua là do sự sa sút của các động lực tăng trưởng truyền thống như vốn, tiêu dùng và tăng tr ưởng khu 4 Dự báo về tốc độ tăng trưởng toàn thế giới liên tục liên tục điều chỉnh giảm, hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế 2012 được dự báo là khoảng 3,3% (IMF, 10/2012) thấp hơn so với mức dự báo 4% trước đó (IMF, 10/2011)và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 (3,9%). vực CN-XD. Đây đều là những nhân tố có tỷ trọng lớn, quan trọng của nền kinh tế nếu xét tương ứng về các yếu tố sản xuất đóng góp vào tăng trưởng, theo các tiếp cận theo phía chi tiêu (expenditure approach) và theo phía các ngành sản xuất. Cụ thể: - Vốn đầu tư 2012 tăng chậm, hiệu quả chưa được cải thiện nhiều: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 2012 ước tính chỉ đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7%, thấp hơn gần 14% tăng trưởng vốn trung bình giai đoạn 2000-2010. Hiệu quả đầu tư phần nào đ ược c ải thiện (Tỷ lệ vốn/GDP thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây). Tuy vậy, so sánh với giai đoạn nền kinh tế Việt Nam 1995-1996 khi tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ở tương tự nhưng đem lại mức tăng trưởng cao hơn thì có thể thấy hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện. - Tiêu dùng tiếp tục giảm sút: Tiêu dùng ở Việt Nam là thành phần quan trọng nhất của tăng trưởng GDP theo phía chi tiêu. Việc tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng gi ảm mạnh trong năm 2011 (từ mức 10,2% xuống còn 4,7%) và tiếp tục giảm hơn trong năm 2012 (4,2%) làm tăng trưởng kinh tế 2012 khó đạt cao. - Tăng trưởng công nghiệp suy giảm: Tốc độ tăng trưởng của khu vực CN-XD thường cao hơn tốc độ tăng trưởng chung và là khu vực ‘đầu tầu’ dẫn dắt nền kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khu vực CN-XD năm 2012 tiếp tục ở mức thấp, chỉ đ ạt 4,52%, thấp hơn rất nhiều so với mức 5,53% năm 2011, tốc độ trung bình 7%/năm giai đoạn 5 năm 2007-2011. Như vậy, mức đóng góp của khu vực CN-XD vào tăng trưởng chung s ẽ chỉ khoảng 1,9 điểm % (so với 2,7 điểm % tương ứng đóng góp từ khu vực DV). Năm 2012 cũng có một số ‘điểm sáng’ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế như nỗ l ực tăng trưởng của khu vực dịch vụ, hay xuất khẩu duy trì được tốc độ tăng trong điều kiện kinh tế và thương mại thế giới gặp khó khăn, cụ thể: +Tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn mức tăng trưởng chung, trở thành khu v ực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng toàn nền kinh tế: Từ năm 2008 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của khu vực DV thường cao tốc độ tăng trưởng chung và khu vực CN- XD. Với t ỷ trọng trong GDP khá lớn (37,7% trong năm 2012), tăng trưởng khu vực DV đang là nhân t ố có tác động tích cực đến tăng trưởng chung và dần trở thành khu vực có ảnh hưởng mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. + Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn được duy trì, đạt trên 18,2% (vượt mức 13-14% kế hoạch đề ra), mặc dù điều kiện thương mại thế giới và diễn biến kinh tế trong nước không có nhiều thuận lợi, song xuất khẩu của VN năm 2012 vẫn đạt mức khá. Tăng trưởng nhập khẩu ở mức thấp (7,1%) trong khi xuất k ...

Tài liệu được xem nhiều: