Danh mục

DỰ ĐOÁN LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TIỀM TÀNG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN KHU VỰC HỒ THUỶ ĐIỆN SƠN LA

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.59 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đã dự báo lượng đất xói mòn tiềm tàng và vấn đề phân cấp đầu nguồn khu vực hồ thủy điện Sơn La, trên cơ sở xác định lượng mất đất theo phương trình mất đất của Wischmeier W.H và Smith D.D (1978) và phương trình hiệu chỉnh hệ số xói mòn đất (K) của tác giả Nguyễn Trọng Hà và các cộng sự; chúng tôi đã xây dựng bảng hệ số xói mòn đất khu vực nghiên cứu, bản đồ phân cấp lượng xói mòn và bản đồ phân bố GT + CP + TM; dự báo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DỰ ĐOÁN LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TIỀM TÀNG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN KHU VỰC HỒ THUỶ ĐIỆN SƠN LA DỰ ĐOÁN LƯỢNG ĐẤT XÓI MÒN TIỀM TÀNG VÀ VẤN ĐỀ PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN KHU VỰC HỒ THUỶ ĐIỆN SƠN LA Nguyễn Hữu Tân Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Bài báo đã dự báo lượng đất xói mòn tiềm tàng và vấn đề phân cấp đầu nguồn khu vực hồ thủy điện Sơn La, trên cơ sở xác định lượng mất đất theo phương trình mất đất của Wischmeier W.H và Smith D.D (1978) và phương trình hiệu chỉnh hệ số xói mòn đất (K) của tác giả Nguyễn Trọng Hà và các cộng sự; chúng tôi đã xây dựng bảng hệ số xói mòn đất khu vực nghiên cứu, bản đồ phân cấp lượng xói mòn và bản đồ phân bố GT + CP + TM; dự báo lượng xói mòn và tỷ lệ (%) diện tích của các cấp đầu nguồn tương ứng (ít xung yếu, xung yếu, rất xung yếu) tại lưu vực hồ thủy điện Sơn La địa bàn Tỉnh Sơn La. Từ khoá: Phân cấp đầu nguồn, thảm thực vật, rừng phòng hộ đầu nguồn ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, việc xây dựng và phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn đang trở thành nhu cầu khẩn thiết và còn nhiều vấn đề bức bách cần được giải quyết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nên hiện nay chúng ta chưa đủ hệ thống thông tin và cơ sở khoa học cần thiết cho xây dựng cấu trúc của thảm thực vật phòng hộ. Hạn chế này đã làm cho hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn chưa cao. Một trong những lĩnh vực nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt là nghiên cứu xói mòn đất gắn với những đề xuất về phân cấp đầu nguồn. Phân cấp đầu nguồn đã được hiểu là phân chia khu vực đầu nguồn ra thành các cấp khác nhau theo tiềm năng suy thoái đất và nước. Vì vậy, việc phân chia lượng đất xói mòn tiềm tàng thành các cấp khác nhau được xem như một trong những căn cứ quan trọng để phân cấp đầu nguồn. Với ý nghĩa đó, bài báo này tập trung xác định lượng đất xói mòn tiềm tàng ở khu vực hồ thuỷ điện tỉnh Sơn La. Từ đó đưa ra một số ý kiến trong việc phân cấp đầu nguồn và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài báo là diện tích tự nhiên thuộc vùng hồ thuỷ điện Sơn La thuộc tỉnh Sơn La, với ranh giới hành chính theo quyết định 364/CP. Phương pháp nghiên cứu Lượng đất xói mòn tiềm tàng được xác định theo phương trình mất đất của Wischmeier W.H. và Smith D.D (1978), cụ thể như sau: A = 2,47.R.K.LS.C.P (1-1) trong đó: A = lượng đất xói mòn (tấn/ha/năm) 2,47 = hệ số đổi từ acre sang hecta R = hệ số xói mòn do mưa (phút-tấn/acre) K = Hệ số xói mòn đất 1 LS = Hệ số địa hình C = hệ số thảm thực vật P = hệ số bảo vệ đất - Hệ số xói mòn do mưa (R) được xác định theo phương pháp tính gần đúng theo tiêu chuẩn ngành của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn b”ng phương trình: R = 0,548527* P - 59,9 (1-2) Trong đó, P là lượng mưa trung bình năm được xác định từ bản đồ đẳng trị mưa của Cục khí tượng thuỷ văn và nội suy dựa trên phần mềm sinh khí hậu của Trường đại học Lâm nghiệp. - Hệ số xói mòn đất (K) được xác định bằng phương pháp hiệu chỉnh bảng hệ số xói mòn đất đối với 20 loại đất của Nguyễn Trọng Hà và cộng sự (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, Phạm Văn Điển, 2005). Theo bản đồ đất và điều tra hiện trường, tại khu vực nghiên cứu có 15 loại đất. Với kết quả phân tích mẫu đất lấy tại một số điểm có loại đất đặc trưng của khu vực nghiên cứu, dùng toán đồ Wischmeier W.H. để tính hệ số xói mòn đất, đem so sánh kết quả với các hệ số mà Nguyễn Trọng Hà và cộng sự đã nghiên cứu, nhận thấy hệ số xói mòn đất có sự sai lệch kh”ng nhiều, vì thế chúng tôi công nhận những kết quả còn lại và chỉnh lý hệ số xói mòn của một số loại đất đã có kết quả phân tích. Dưới đây là bảng hệ số xói mòn đất (K) trong khu vực nghiên cứu. Bảng 1. Hệ số xói mòn đất (K) trong khu vực nghiên cứu TT Loại đất Ký hiệu Hệ số K Diện tích (ha) Tỷ lệ % Đất Feralit mùn phát triển trên đá trầm tích 1 FHs 0,20 17.057,6 9,9 và biến chất hạt mịn 2 Feralit phát triển trên đá mác ma chua Fa 0,24 2.507,4 1,4 3 Feralit mùn phát triển trên đá mác ma chua Fha 0,23 1.710,7 1,0 Feralit mùn phát triển trên đá mác ma bazơ 4 FHk 0,21 5.073,1 2,9 và trung tính 5 Feralit mùn phát triển trên đá v”i FHv 0,29 2.320,2 1,3 Feralit phát triển trên đá mác ma bazơ và 6 Fk 0,22 14.122,2 8,2 trung tính Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến 7 Fq 0,23 1.262,7 0,7 chất hạt th” Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến 8 Fs 0,21 42.342,7 24,5 chất hạt mịn 9 Feralit phát triển trên đá v”i Fv 0,30 3.581,4 2,1 10 Đất mùn núi cao phún xuất chua Ha 0,15 1.203,3 0,7 11 Đất thung lũng tầng mỏng T1 0,22 6.776,7 3,9 12 Đất thung lũng tầng trung bình T2 0,20 3.388,5 2,0 13 Đất đồi D2 0,23 2.470,8 1,4 14 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: