Danh mục

Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển đời sống kinh tế xã hội huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.51 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững, đem lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phương. Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều tài nguyên du lịch quý giá nhưng chưa khai thác được giá trị du lịch nên đời sống của cộng đồng dân cư còn nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển đời sống kinh tế xã hội huyện Na Hang, tỉnh Tuyên QuangK y u công trình khoa h c 2015 - Ph n IIDU LỊCH CỘNG ĐỒNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNGKINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANGThs. Nguyễn Đức KhoaBộ môn Du lịch, Đại học Thăng LongEmail: duckhoatlu@gmail.comTóm tắt: Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốcgia.Du lịch góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho nhiều địaphương trong nước. Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững, đem lại lợi ích trựctiếp cho cộng đồng địa phương. Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều tài nguyêndu lịch quý giá nhưng chưa khai thác được giá trị du lịch nên đời sống của cộng đồng dân cưcòn nghèo. Du lịch cộng đồng là giải pháp hiệu quả nhất để phát triển đời sống kinh tế xã hộicho cộng đồng địa phương nơi đây trong giai đoạn hiện nay.Từ khóa: Du lịch, du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên du lịch.1. Lời giới thiệuNgày nay, du lịch và hoạt động du lịch được coi là ngành công nghiệp lớn nhất thếgiới. tạo ra một ước tính khoảng 11% GDP toàn cầu và có hơn 328.000.000 công ăn việc làmtrực tiếp và liên quan đến du lịch trên toàn cầu. Các lợi ích kinh tế liên quan đến ngành côngnghiệp này là rất lớn và có thể đo lường được ở cả hai mặt, đó là tạo doanh thu và tạo nguồnviệc làm cho xã hội.Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã tổng kết: Phát triển du lịch đã tạo ra một nguồnthu nhập lớn đối với các quốc gia và các địa phương. Đặc biệt, các nước đang phát triển đangquan tâm phát triển du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế, hàng năm lượng khách lớn đã đóng gópkhông nhỏ cho thu nhập ngoại tệ của các quốc gia. Việc phát triển du lịch ở các quốc gia đangphát triển sẽ tạo ra những cơ hội cho người dân đặc biệt là người nghèo trong việc nâng caomức sống của mình (UNWTO 2002).Như vậy, việc phát triển du lịch đã là một biện pháp hay nói cách khác là cách thức đểcác quốc gia thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo. Có ít nhất 60% số nước kém phát triểnđã đặt việc phát triển du lịch quốc tế là trọng tâm trong chiến lược phát triển của họ, và thôngqua ngành kinh tế mũi nhọn này để tái thiết lập nền kinh tế của họ.Du lịch tạo cơ hội lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển, tuy nhiên mộtđiều dễ nhận thấy rằng rất nhiều các chính sách phát triển du lịch chỉ được quyết định vàtriển khai bởi chính phủ các nước mà không có sự tham gia của cộng đồng địa phương đểphục vụ hiệu quả cho những nguyện vọng của người dân nơi tổ chức các hoạt động du lịch.Trải qua quá trình dài, nhiều quốc gia đã phát triển du lịch theo cách thức truyền thống củangành du lịch mang tính đại chúng, mà hậu quả của nó thường là phá vỡ cơ cấu của nềnkinh tế địa phương, tăng tỷ lệ thất nghiệp theo mùa, suy thoái của thiên nhiên và sự xói mòncác giá trị truyền thống văn hóa. Hoạt động phát triển theo cách thức đó đã bộc lộ tínhkhông bền vững.Giải pháp của du lịch dựa vào cộng đồng được đưa ra và vận hành để cung cấp các lợiích kinh tế cho cộng đồng, hơn là việc dành trọn các lợi nhuận cho các tập đoàn lớn thông quacác khu nghỉ mát trọn gói.Trư ng Đ i h c Thăng Long305K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II2. Du lịch cộng đồng và tiềm năng du lịch của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang2.1. Du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng (Community Based Tourism) xuấtphát từ hoạt động du lịch bản làng được hình thành từ những năm 1970. Qua quá trình pháttriển, chính phủ các nước, các tổ chức xã hội đã nhận ra rằng các vấn đề kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội trong khu vực làng bản được cải thiện rất nhiều nếu diễn ra các hoạt động pháttriển du lịch dựa vào cộng đồng. Các dịch vụ do cộng đồng địa phương cung cấp mang đậmnét bản sắc văn hóa cộng với cơ hội được hòa nhập với cộng đồng cư dân đã là một yếu tố thuhút khách du lịch và cải thiện đời sống lạc hậu của cộng đồng địa phương. Nhờ có du lịchcộng đồng, người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và môi trường sốngcủa họ. Nếu không có khách du lịch thì người dân sống trong vùng tài nguyên đã dựa vào tàinguyên để mưu sinh, ý thức bảo vệ tài nguyên của họ không cao. Nhưng khi có khách du lịchtham quan nhiều hơn, ý thức của người dân được nâng lên do họ có tiếp xúc với những ngườikhách có nhận thức tốt về giá trị bảo tồn tài nguyên.2.2. Tiềm năng du lịch và thực trạng hoạt động du lịch trong đời sống kinh tế xã hộitại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Gâm và sôngNăng, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, huyện Na Hang tự hào với sức cuốn hút kỳ lạcủa một vùng sinh thái đa dạng. Na Hang có nhiều ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinhvà những con suối. Na Hang có rất nhiều các thắng cảnh đẹp và các điểm tham quan hấp dẫn.Đồng thời Na Hang còn là địa bàn cư trú của 15 dân tộc khác nhau phong phú, đặc trưng, đậmđà văn hóa dân tộc.Na Ha ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: