Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: 'Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.14 MB      Lượt xem: 79      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đánh giá mức độ thuận lợi (theo vùng ĐLTN) đối với từng LHDL dựa trên hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện SKH (4 bản đồ kết quả đánh giá). Đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển 4 LHDL Nam Bộ và đề xuất định hướng không gian phát triển 4 LHDL (theo vùng) cũng như sản phẩm du lịch đặc trưng Nam Bộ (bản đồ định hướng không gian phát triển 4 LHDL).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: “Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- HOÀNG THỊ KIỀU OANH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG NAM BỘ VIỆT NAM Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên Mã số: 9 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2019 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Nguyễn Khanh Vân Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Đặng Văn Phan Phản biện 1:………………………………………... Phản biện 2: ………………………………………... Phản biện 3: ………………………………………... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vào hồi …. giờ ..’, ngày ..… tháng ….. năm 201…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng về tài nguyên DL của Nam Bộ rất lớn, vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng động lực phát triển kinh tế của đất nước, trên tuyến đường quốc tế quan trọng, Nam Bộ còn có 3/10 đô thị du lịch quốc gia, có 338 di tích quốc gia, trong đó có 13 di tích quốc gia đặc biệt, 1 DSVH phi vật thể thế giới. Đặc biệt, Nam Bộ có rất nhiều hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao; 4 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, 6/9 Khu Ramsa Thế giới, 9 VQG, 7 Khu bảo vệ sinh cảnh; 5 khu bảo tồn thiên nhiên, 3 khu bảo tồn loài. Ngoài ra còn có các bãi biển dài và đẹp, các hệ thống đảo hai bên bờ Đông và Tây. Chế độ khí hậu của Nam Bộ thuận lợi cho du lịch quanh năm, biên độ nhiệt năm không quá chênh lệch, mưa rào không kéo dài, rất ít các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch với hệ thống nhà bè, chợ nổi trên sông, các hồ nước lớn, thác nước (Đá Hàn, Mơ), suối nước nóng Bình Châu, các địa hình núi cao. Thực tế hiện nay hiệu quả của du lịch Nam Bộ chưa xứng với tiềm năng của vùng, chưa phát triển đồng đều giữa TNB và ĐNB. Du lịch hầu hết tập trung phát triển ở một số trung tâm du lịch như TPHCM, Cần Thơ, Vũng Tàu, thiếu tính liên kết vùng, chưa phân bố đồng đều về số lượng và chất lượng. Sản phẩm du lịch thiếu tính đặc trưng, độc đáo, đặc biệt ở TNB. Hệ thống CSVC còn chưa đồng bộ, một số công trình xây dựng chưa phát huy được hiệu quả công suất hoặc bỏ hoang. Hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về vai trò của ĐKSKH đến phát triển du lịch vùng. Để mang lại hiệu quả cao hơn cho phát triển du lịch trong thời gian tới, đáp ứng được cho nhu cầu thực tế xã hội thì cần có những nghiên cứu tiếp tục, tập trung định 2 hướng, xác định các LHDL có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao của Nam Bộ. 4 LHDL được lựa chọn đánh giá trong luận án là những LHDL nổi bật như DLTQ, DLND, DLST, DLVH. Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam” cho luận án Tiến sĩ của mình, với hi vọng sẽ đưa ra được bức tranh định hướng tương lai sẽ phát triển 4 LHDL du lịch Nam Bộ cho hiệu quả nhất, ngoài ra nó còn như chỉ dẫn địa lý cho DK tham gia các LHDL tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa ở Nam Bộ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp TNDL, ĐKSKH cho PTDL ở Nam Bộ từ đó đề xuất được định hướng tổ chức phát triển các LHDL Nam Bộ trên cơ sở đánh giá các TNDL và ĐKSKH du lịch. 3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án - Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu về đặc điểm TNDL và ĐKSKH của lãnh thổ nghiên cứu. - Tổng quan những vấn đề nghiên cứu, đánh giá TNDL và ĐKSKH phục vụ mục đích phát triển du lịch ở trên thế giới, ở Việt Nam và ở Nam Bộ. - Xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, đánh giá TNDL, ĐKSKH, cho phát triển du lịch - Phân vùng địa lý tự nhiên Nam Bộ và bản đồ phân vùng tỷ lệ 1:250.000. Phân loại SKH du lịch Nam Bộ và bản đồ phân loại SKH tỷ lệ 1:250.000. Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL và ĐKSKH cho phát triển các LHDL nổi trội/lợi thế của Nam Bộ - Đánh giá tổng hợp TNDL và ĐKSKH cho PTDL theo các vùng. Từ đó đề xuất định hướng không gian phát triển các LHDL ở Nam Bộ theo các vùng 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án 1.1.1. Trên thế giới Trong 9 thập kỉ vừa qua, nhiều hướng nghiên cứu phát triển DL ra đời, trong đó đánh giá tài nguyên lãnh thổ phục vụ cho phát triển DL được đề cập với nhiều hướng tiếp cận: Đocutsaev, I.A Vedenhin và N.N. Misônhitrencô (1969), I.I Pirôjnhic (1985), A.G Ixatsenko. Ngày nay, các hoạt động du lịch đã được tiêu chuẩn hóa, quản lý giám sát chặt chẽ gắn với bảo tồn, đặc biệt ở các nước phát triển: Hu và Rit Chie.J (1993), Daniel Leung và nnk (2013), Jianwei Quian và nnk (2019), C. Lim và J.C.H.Min (2008), R.Sharley và Telfer (2002). Lịch sử nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: