![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Du lịch Thiền (Zen tourism) - Hướng phát triển bền vững cho du lịch Tây Nguyên
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.65 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Du lịch Thiền (Zen tourism) - Hướng phát triển bền vững cho du lịch Tây Nguyên" nhằm xác định tiềm năng phát triển du lịch Thiền tại Tây Nguyên và phân tích tác động của du lịch Thiền đến ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững gồm: kinh tế, môi trường, và văn hóa - xã hội. Từ đó xác định được sự phù hợp của việc phát triển du lịch Thiền như một hướng đi bền vững cho du lịch Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch Thiền (Zen tourism) - Hướng phát triển bền vững cho du lịch Tây Nguyên DU LỊCH THIỀN (ZEN TOURISM) - HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DU LỊCH TÂY NGUYÊN Dương Ngọc Lang1, Phạm Hồng Long2 Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu là xác định tiềm năng phát triển du lịch Thiền tại Tây Nguyên và phân tích tác động của du lịch Thiền đến ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững gồm: kinh tế, môi trường, và văn hóa - xã hội. Từ đó xác định được sự phù hợp của việc phát triển du lịch Thiền như một hướng đi bền vững cho du lịch Tây Nguyên. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp những nghiên cứu, tài liệu thứ cấp liên quan đến du lịch Thiền và những tài liệu liên quan đến khu vực Tây Nguyên. Các phương pháp được thực hiện bao gồm: phương pháp phân tích SWOT, thu thập và xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tính khả thi của du lịch Thiền trong quá trình phát triển du lịch bền vững tại Tây Nguyên, có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc định hướng phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới. Từ khóa: Du lịch Thiền; Phát triển bền vững; Du lịch bền vững; Tây Nguyên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Zen tourism vốn có nguồn gốc từ Nhật Bản, dịch sang tiếng Việt là du lịch Thiền,nhưng chính xác hơn phải gọi là du lịch Thiền Nhật Bản, vì Zen là Thiền kiểu NhậtBản, rất khác với Thiền Trung Quốc. Đó là một loại hình du lịch nhằm giúp du khách“ngộ” được một số nguyên lí thực tạithông qua hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịchcủa Thiền là các không gian, sản phẩm Zen nhân tạo, lối sống Zen của cộng đồng địaphương, các cảnh quan thiên nhiên (bản thân thiên nhiên là Zen), với sự chỉ dẫn củacác hướng dẫn viên du lịch Thiền. Đây là sản phẩm của cả Thiền nhập thế hay còngọi là Thiền đời thường (không liên quan đến Phật giáo, chùa chiền hay Thiền viện)và Thiền Phật giáo (Nguyễn Đình Hòe, 2011). Không ít người cho rằng Thiền chỉ liênquan đến Phật giáo mà ít chú ý Thiền còn là lối sống bên ngoài các Phật đường, chínhlối sống này mới là nguồn hấp dẫn du lịch. Ngày nay, bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống, du lịch Thiền đang là loạihình được ưa chuộng tại các nước châu Á, đặc biệt là những nơi có mức độ đô thị hóacao. Đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch này là cân bằng tinh thần, thư giãn, thânthiện với môi trường, giúp con người nhận diện ra chính bản thân mình và khám phánhững lối sống tích cực hơn. Du lịch thiền có thể thông qua nhiều hình thức như: yoga, Khoa Du lịch, Trường Đại học Yersin Đà Lạt.1 Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.2210 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...thưởng thức trà đạo, cắm hoa, vẽ tranh thiền, trải nghiệm zen spa, zen café, nghe nhạccó tính chất thiền,… Loại hình này càng được ưa chuộng khi mang lại doanh thu caocho nhiều địa phương nhưng không tác động và ảnh hưởng đáng kể đến môi trườngtự nhiên, là một trong những loại hình giúp duy trì tính bền vững trong quá trình pháttriển du lịch. Tây Nguyên, với cảnh quan nhiên hùng vĩ và văn hóa đa dạng, độc đáo, là điểmđến có nhiều điều kiện, tiềm năng để phát triển du lịch Thiền. Điểm đến này cũng gặpnhiều thách thức trong việc duy trì tính bền vững trong việc phát triển du lịch. Do vậy,mục đích của nghiên cứu nhằm xác định tiềm năng phát triển du lịch Thiền tại TâyNguyên và nắm được tác động của chúng đến ba trụ cột của phát triển du lịch bềnvững gồm: kinh tế, môi trường, và văn hóa - xã hội. Từ đó xác định được sự phù hợpcủa việc phát triển du lịch Thiền như một hướng đi bền vững cho du lịch Tây Nguyên. Nghiên cứu được chia thành các phần: tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiêncứu, kết quả và thảo luận, kết luận và khuyến nghị. Mỗi phần sẽ tập trung vào mụctiêu cụ thể và mang lại thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình nghiên cứu và đưa ra kếtluận có ý nghĩa.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Du lịch Thiền (zen tourism) - một hình thức du lịch tập trung vào việc tạo ra trảinghiệm tĩnh lặng, thư giãn và tìm kiếm sự cân bằng tinh thần thông qua thực hànhThiền - lần đầu tiên được giới thiệu trên Tạp chí Du lịch Việt Nambởi tác giảNguyễnĐình Hòe (2007)và sau đó bởi Đào Minh Ngọc (2008). Đến nay du lịch Thiền vẫnđang phát triển khá chậm tại Việt Nam, có rất ít công ty du lịch khai thác loại hình dulịch này và ít được du khách biết tới. Tại các thành phố lớn đã xuất hiện các quán càphê Thiền (Zen café), trà Thiền (Zen tea), công viên Thiền (Zen park), hay các ZenSpa trong một số khách sạn lớn. Tuy nhiên, khai thác loại hình du lịch Thiền hay cácnghiên cứu về chúng còn khá hạn chế tại Việt Nam. Trên thế giới, hiện có rất ít các nghiên cứu về loại hình du lịch này, khi tìm kiếmtừ khóa Zen tourism từ cơ sở dữ liệu Web of Science, kết quả có 10 công trình nghiêncứu liên quan đến từ khóa, hay từ khóa “Zen meditation tourism”, cho ra 5 kết quả,các kết quả này đều trùng với 10 kết quả trước, các nghiên cứu phần lớn liên quanđến các cơ sở tôn giáo, hay liên quan đến một nhóm khách cụ thể. Cụ thể như nghiêncứu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên văn hóa Thiền Thiếu Lâm (Zu, 2015), nghiêncứu giới thiệu văn hóa Thiền là cốt lõi của sản phẩm du lịch Thiếu Lâm Tự, trong đótác giả thảo luận về hiện trạng và các vấn đề tồn tại liên quan đến các sản phẩm dulịch dựa trên văn hóa Thiền Thiếu Lâm, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm thúcđẩy phát triển du lịch tôn giáo Trung Quốc bền vững. Hay nghiên cứu khác về khóatu Thiền tại Thiền viện Đông Hoa, Trung Quốc (Wang, 2021), nghiên cứu này phânloại khách trong du lịch Phật giáo thành du lịch Thiền, lối sống Thiền và nhập thấtPhần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 211Thiền theo mức độ tha ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch Thiền (Zen tourism) - Hướng phát triển bền vững cho du lịch Tây Nguyên DU LỊCH THIỀN (ZEN TOURISM) - HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DU LỊCH TÂY NGUYÊN Dương Ngọc Lang1, Phạm Hồng Long2 Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu là xác định tiềm năng phát triển du lịch Thiền tại Tây Nguyên và phân tích tác động của du lịch Thiền đến ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững gồm: kinh tế, môi trường, và văn hóa - xã hội. Từ đó xác định được sự phù hợp của việc phát triển du lịch Thiền như một hướng đi bền vững cho du lịch Tây Nguyên. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp những nghiên cứu, tài liệu thứ cấp liên quan đến du lịch Thiền và những tài liệu liên quan đến khu vực Tây Nguyên. Các phương pháp được thực hiện bao gồm: phương pháp phân tích SWOT, thu thập và xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tính khả thi của du lịch Thiền trong quá trình phát triển du lịch bền vững tại Tây Nguyên, có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc định hướng phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới. Từ khóa: Du lịch Thiền; Phát triển bền vững; Du lịch bền vững; Tây Nguyên.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Zen tourism vốn có nguồn gốc từ Nhật Bản, dịch sang tiếng Việt là du lịch Thiền,nhưng chính xác hơn phải gọi là du lịch Thiền Nhật Bản, vì Zen là Thiền kiểu NhậtBản, rất khác với Thiền Trung Quốc. Đó là một loại hình du lịch nhằm giúp du khách“ngộ” được một số nguyên lí thực tạithông qua hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịchcủa Thiền là các không gian, sản phẩm Zen nhân tạo, lối sống Zen của cộng đồng địaphương, các cảnh quan thiên nhiên (bản thân thiên nhiên là Zen), với sự chỉ dẫn củacác hướng dẫn viên du lịch Thiền. Đây là sản phẩm của cả Thiền nhập thế hay còngọi là Thiền đời thường (không liên quan đến Phật giáo, chùa chiền hay Thiền viện)và Thiền Phật giáo (Nguyễn Đình Hòe, 2011). Không ít người cho rằng Thiền chỉ liênquan đến Phật giáo mà ít chú ý Thiền còn là lối sống bên ngoài các Phật đường, chínhlối sống này mới là nguồn hấp dẫn du lịch. Ngày nay, bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống, du lịch Thiền đang là loạihình được ưa chuộng tại các nước châu Á, đặc biệt là những nơi có mức độ đô thị hóacao. Đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch này là cân bằng tinh thần, thư giãn, thânthiện với môi trường, giúp con người nhận diện ra chính bản thân mình và khám phánhững lối sống tích cực hơn. Du lịch thiền có thể thông qua nhiều hình thức như: yoga, Khoa Du lịch, Trường Đại học Yersin Đà Lạt.1 Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.2210 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...thưởng thức trà đạo, cắm hoa, vẽ tranh thiền, trải nghiệm zen spa, zen café, nghe nhạccó tính chất thiền,… Loại hình này càng được ưa chuộng khi mang lại doanh thu caocho nhiều địa phương nhưng không tác động và ảnh hưởng đáng kể đến môi trườngtự nhiên, là một trong những loại hình giúp duy trì tính bền vững trong quá trình pháttriển du lịch. Tây Nguyên, với cảnh quan nhiên hùng vĩ và văn hóa đa dạng, độc đáo, là điểmđến có nhiều điều kiện, tiềm năng để phát triển du lịch Thiền. Điểm đến này cũng gặpnhiều thách thức trong việc duy trì tính bền vững trong việc phát triển du lịch. Do vậy,mục đích của nghiên cứu nhằm xác định tiềm năng phát triển du lịch Thiền tại TâyNguyên và nắm được tác động của chúng đến ba trụ cột của phát triển du lịch bềnvững gồm: kinh tế, môi trường, và văn hóa - xã hội. Từ đó xác định được sự phù hợpcủa việc phát triển du lịch Thiền như một hướng đi bền vững cho du lịch Tây Nguyên. Nghiên cứu được chia thành các phần: tổng quan nghiên cứu, phương pháp nghiêncứu, kết quả và thảo luận, kết luận và khuyến nghị. Mỗi phần sẽ tập trung vào mụctiêu cụ thể và mang lại thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình nghiên cứu và đưa ra kếtluận có ý nghĩa.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Du lịch Thiền (zen tourism) - một hình thức du lịch tập trung vào việc tạo ra trảinghiệm tĩnh lặng, thư giãn và tìm kiếm sự cân bằng tinh thần thông qua thực hànhThiền - lần đầu tiên được giới thiệu trên Tạp chí Du lịch Việt Nambởi tác giảNguyễnĐình Hòe (2007)và sau đó bởi Đào Minh Ngọc (2008). Đến nay du lịch Thiền vẫnđang phát triển khá chậm tại Việt Nam, có rất ít công ty du lịch khai thác loại hình dulịch này và ít được du khách biết tới. Tại các thành phố lớn đã xuất hiện các quán càphê Thiền (Zen café), trà Thiền (Zen tea), công viên Thiền (Zen park), hay các ZenSpa trong một số khách sạn lớn. Tuy nhiên, khai thác loại hình du lịch Thiền hay cácnghiên cứu về chúng còn khá hạn chế tại Việt Nam. Trên thế giới, hiện có rất ít các nghiên cứu về loại hình du lịch này, khi tìm kiếmtừ khóa Zen tourism từ cơ sở dữ liệu Web of Science, kết quả có 10 công trình nghiêncứu liên quan đến từ khóa, hay từ khóa “Zen meditation tourism”, cho ra 5 kết quả,các kết quả này đều trùng với 10 kết quả trước, các nghiên cứu phần lớn liên quanđến các cơ sở tôn giáo, hay liên quan đến một nhóm khách cụ thể. Cụ thể như nghiêncứu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên văn hóa Thiền Thiếu Lâm (Zu, 2015), nghiêncứu giới thiệu văn hóa Thiền là cốt lõi của sản phẩm du lịch Thiếu Lâm Tự, trong đótác giả thảo luận về hiện trạng và các vấn đề tồn tại liên quan đến các sản phẩm dulịch dựa trên văn hóa Thiền Thiếu Lâm, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm thúcđẩy phát triển du lịch tôn giáo Trung Quốc bền vững. Hay nghiên cứu khác về khóatu Thiền tại Thiền viện Đông Hoa, Trung Quốc (Wang, 2021), nghiên cứu này phânloại khách trong du lịch Phật giáo thành du lịch Thiền, lối sống Thiền và nhập thấtPhần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 211Thiền theo mức độ tha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo du lịch Quốc gia Công nghệ số Phát triển du lịch bền vững Du lịch Thiền Zen tourism Du lịch Tây Nguyên Hướng dẫn viên du lịch ThiềnTài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 341 0 0 -
4 trang 220 0 0
-
6 trang 220 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 183 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 171 1 0 -
Xu hướng thay đổi của truyền thông đô thị trong thời kỳ chuyển đổi số
8 trang 168 0 0 -
Ngành Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
4 trang 109 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân ở thành phố Thủ Dầu Một
10 trang 91 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
40 trang 68 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn
13 trang 65 0 0