Danh mục

Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo góp phần quan trọng củng cố và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 485.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo góp phần quan trọng củng cố và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Tâm linh, văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh; Ngôi chùa Việt với đời sống xã hội Việt Nam trong lịch sử; Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo, góp phần củng cố và phát triển an sinh xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo góp phần quan trọng củng cố và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH PHẬT GIÁO GÓP PHẦN QUAN TRỌNG CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. DƯƠNG VĂN SÁU1* Tóm tắt: Hiện nay, du lịch ngày càng phát triển nhanh chóng với nhiều loại hình;trong đó loại hình du lịch Văn hóa tâm linh với đặc thù của mình đã vượt qua những giớihạn của không gian, thời gian và sự hữu hạn của hệ thống dịch vụ để phát triển mạnh mẽ.Trong loại hình du lịch đặc trưng này ở Việt Nam, nhiều danh lam cổ tự trên khắp miềnđất nước với vị thế là điểm đến của các chương trình du lịch văn hóa tâm linh đã có vai tròhết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của các địa phương và đất nước.Hoạt động đó giúp giải quyết, thỏa mãn một phần lớn các nhu cầu văn hóa, tâm linh - tinhthần của nhiều đối tượng du khách khác nhau; góp phần bình ổn đời sống tinh thần của toànxã hội. Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo mà điểm đến là các ngôi chùa còn góp phần thayđổi diện mạo xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tác động tới đời sống chính trị - tinh thần;góp phần quan trọng củng cố và phát triển an sinh xã hội ở các địa phương nơi có các điểmđến của du lịch văn hóa tâm linh. Bài viết dưới đây sẽ góp phần làm rõ điều đó… Từ khóa: Phật giáo, tâm linh, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa tâm linh. Mở đầu Tâm linh - điều khó hiểu nhất trong những điều khó hiểu của con người. Nhucầu tâm linh - tinh thần, nhu cầu đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đờisống của mỗi con người cũng như cả cộng đồng. Đã biết bao đời, người ta đã cốgắng để tìm hiểu tâm linh; đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để đáp ứng vàthỏa mãn nhu cầu tâm linh - tinh thần của mình nhưng tất cả những cố gắng ấychưa bao giờ là đủ! Để đáp ứng nhu cầu đó, có nhiều cách để thỏa mãn; một trongnhững phương cách được sử dụng rộng rãi hiện nay là đi đến những nơi tâm linhđể trực tiếp “giao tiếp” với thần linh thông qua những thể thức khác nhau. Từ đó* Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.680 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...hình thành và phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh; loại hình đó ngày càngphát triển ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo - tín ngưỡng, trong đó Phật giáo có vaitrò cực kỳ to lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Phật giáo có tầm ảnhhưởng rất lớn (nếu không muốn nói là lớn nhất) tới đời sống văn hóa, tâm linh -tinh thần của đại đa số người dân Việt. Với hơn 2.000 năm lịch sử du nhập và pháttriển, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử củađất nước. Dưới thời Lý - Trần, Phật giáo đã từng được coi như là quốc giáo, pháttriển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ đó đến nay, mặc dù có nhữngthăng trầm nhất định theo dòng chảy của lịch sử nhưng cho đến nay, Phật giáo vẫnlà một tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Việt Nam. Dấu ấn vật chất và tinh thần củaPhật giáo có mặt ở khắp mọi nơi, trong nhiều đối tượng, tầng lớp người trong xãhội. Bằng trí tâm và tài lực của nhiều người, nhiều thế hệ những nhà tu hành và cáctầng lớp con dân Việt đã để lại những công trình văn hóa sáng giá, những danh lamcổ tự danh tiếng trên khắp miền đất nước. Với số đông người dân Việt, hai tiếng“ngôi chùa” là hết sức gần gũi, ấm áp và tin cậy mỗi khi nhắc tới. Với các học giả,nhà nghiên cứu, dù ở cấp độ nào, trình độ nào khi nói tới “Chùa Việt” đều cảm thấyhứng khởi, thân quen. Nhiều ngôi chùa danh tiếng đã trở thành các điểm đến thamquan du lịch nổi tiếng, thu hút rất đông tín đồ du khách trong và ngoài nước. Cácchương trình du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo đã giúp du khách thỏa mãn mộtphần các nhu cầu văn hóa, tâm linh - tinh thần của họ đồng thời mang lại những lợiích xã hội to lớn cho cộng đồng. Thực tế phát triển trong thời gian gần đây đã chứngminh: Du lịch văn hóa tâm linh Phật giáo trở thành một thành tố kinh tế, văn hóa -xã hội không thể thiếu trong tiến trình hội nhập, phát triển của đất nước; góp phầnquan trọng củng cố và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay. 2. Tâm linh, văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh Tâm linh (Spiritualism) là một phần đặc biệt quan trọng trong đời sống tinhthần của con người. Nó là sự kết tinh và hội tụ tinh hoa của đời sống vật chất, đượcđẩy lên một mức cao hơn, trở thành niềm tin mang yếu tố tinh thần chủ đạo để gópphần điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người. Có thể nói, tâm linh là mộttrong những điều khó hiểu nhất trong những điều khó hiểu, khó lý giải trong cuộcsống hiện sinh của con người. Vào khoảng vài thập kỷ gần đây, những thuật ngữtâm linh và văn hóa tâm linh xuất hiện ngày càng nhiều; nhất là sau khi một số nhànhân học, tâm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: